NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG RĂNG CỬA VĨNH VIỄN HÀM TRÊN VIÊM QUANH CHÓP MẠN TẠI BỆNH VIỆN RĂNG HÀM MẶT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Đặt vấn đề: Viêm quanh chóp mạn tính tại các răng cửa hàm trên gây ra các rối loạn về chức năng và thẩm mỹ. Tuy nhiên, vẫn thiếu các nghiên cứu đánh giá chi tiết đặc điểm lâm sàng cũng như đánh giá tổn thương theo hai chiều không gian. Mục tiêu nghiên cứu: Khảo sát các đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của các răng cửa vĩnh viễn hàm trên bị viêm quanh chóp mạn tính được điều trị tại Bệnh viện Răng Hàm Mặt Thành phố Hồ Chí Minh trong năm 2023-2024. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang mô tả trên các bệnh nhân từ 18-60 tuổi có các răng cửa vĩnh viễn hàm trên bị viêm quanh chóp mạn tính, với đường kính tổn thương ≤8mm. Những người tham gia được hỏi lý do đến khám và khám các triệu chứng lâm sàng liên quan đến tình trạng đau, lỗ dò và sưng đáy hành lang, và chụp phim CBCT để kiểm tra kích thước và mức độ ảnh hưởng xương vỏ của sang thương. Kết quả: Có 31 người tham gia nghiên cứu với tổng cộng 53 răng được khảo sát. Lý do đến khám bao gồm tiền sử đau (38,7%), có lỗ dò (35,5%), và sưng đáy hành lang (25,8%). Trên phim CBCT, kích thước thấu quang trung bình được ghi nhận là NgoàiTrong 3,78±1,80mm, Gần-Xa 4,03±2,11mm. Nhóm đến khám vì đau có kích thước sang thương nhỏ hơn hai nhóm còn lại theo cả hai chiều Gần-Xa (p<0.001, one-way ANOVA) và Ngoài-Trong (p<0.001, one-way ANOVA). Không tìm thấy mối liên hệ giữa kích thước sang thương thấu quang và mức độ ảnh hưởng xương vỏ. Kết luận: Nghiên cứu nhấn mạnh tầm quan trọng của việc khai thác bệnh sử nhằm tiên lượng mức độ trầm trọng của sang thương quanh chóp trong viêm quanh chóp mạn tính ở vùng răng cửa hàm trên.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Viêm quanh chóp mạn tính, sang thương quanh chóp, cone beam computerized tomography
Tài liệu tham khảo
2. Đinh Thị Khánh Vân. Bệnh lý tủy răng và bệnh lý vùng quanh chóp có nguồn gốc từ tủy. Giáo trình bệnh học răng, Bộ môn chữa răng - nội nha, Đại học Y Dược Thành Phố Hồ Chí Minh. 2013.
3. Doyle, S.L., et al. Factors affecting outcomes for single-tooth implants and endodontic restorations. J Endod. 2007. 33(4), 399-402, doi: 10.1016/j.joen.2006.12.025.
4. Huỳnh Hữu Thục Hiền, Phạm Văn Khoa. Sự lành thương của tổn thương quanh chóp sau điều trị nội nha thông thường. Tạp chí Y học Việt Nam. 2023. 535, 70-74.
5. Estrela, C., et al., A new periapical index based on cone beam computed tomography. J Endod. 2008. 34(11), 1325-1331, doi: 10.1016/j.joen.2008.08.013.
6. Shah, P.K. and B.S. Chong, Endodontic Diagnosis. Endodontic Advances and Evidence‐Based Clinical Guidelines. 2022. 685-718, doi: 10.1002/9781119553939.ch26.
7. Feldkamp, L., L.C. Davis, and J. Kress, Practical Cone-Beam Algorithm. J. Opt. Soc. Am. 1984. 1, 612-619, doi: 10.1364/JOSAA.1.000612.
8. Ishii, N., et al., Incidence of three-rooted mandibular first molars among contemporary Japanese individuals determined using multidetector computed tomography. Leg Med. 2016. 22, 9-12, doi: 10.1016/j.legalmed.2016.07.004.