Nghiên cứu tỷ lệ và các yếu tố liên quan đến phì đại thất trái ở bệnh nhân thẩm phân phúc mạc

Dương Văn Phiếu1,, Nguyễn Như Nghĩa 1
1 Trường Đại học Y Dược Cần Thơ

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Biến chứng tim mạch là nguyên nhân chính dẫn đến tử vong trên bệnh nhân thẩm phân phúc mạc (TPPM) [5]. Phì đại thất trái (PĐTT) thường gặp ở bệnh nhân lọc máu định kỳ và là yếu tố nguy cơ độc lập tiên lượng tỉ lệ tử vong. Mục tiêu nghiên cứu: Mô tả và so sánh tỷ lệ, một số yếu tố liên quan đến phì đại thất trái ở bệnh nhân thẩm phân phúc mạc và thận nhân tạo (TNT). Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang mô tả có so sánh với nhóm chứng trên 148 bệnh nhân ≥ 18 tuổi, thời gian lọc máu định kỳ ≥ 3 tháng tại Bệnh viện Đa khoa thành phố Cần Thơ, trong đó có 74 bệnh nhân TPPM và 74 bệnh nhân TNT (nhóm chứng). Kết quả: Tỷ lệ PĐTT ở bệnh nhân TPPM là 86,5% (90,6% là PĐTT đồng tâm, 9,4% là PĐTT lệch tâm) tương đương với nhóm chứng (TNT) là 90,5% (86,6% là PĐTT đồng tâm, 13,4% là PĐTT lệch tâm). Chỉ số khối cơ thất trái (LVMI) ở bệnh nhân TPPM có mối tương quan thuận với thời gian lọc máu (r=0,2), huyết áp tâm thu (r=0,54), huyết áp tâm trương (r=0,419) và tương quan nghịch với Hb (r=-0,363), thể tích nước tiểu 24 giờ (r=-0,448) trong phân tích đơn biến. Trên mô hình hồi quy logistic đa biến, mất chức năng thận tồn dư (CNTTD) là yếu tố nguy cơ độc lập của PĐTT ở bệnh nhân TPPM. Không có sự khác biệt về các yếu tố liên quan đến PĐTT giữa nhóm bệnh nhân TPPM và nhóm chứng (TNT) (p<0,05). Kết luận: PĐTT ở bệnh nhân TPPM  và TNT chiếm tỷ lệ cao, tương đương nhau; không có sự khác biệt về một số yếu tố liên quan đến PĐTT ở hai nhóm. Mất CNTTD là yếu tố nguy cơ độc lập của PĐTT ở bệnh nhân TPPM.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Nguyễn Thị Hương (2015), Nghiên cứu một số yếu tố ảnh hưởng đến chức năng thất trái và các thông số huyết động ở bệnh nhân lọc màng bụng liên tục ngoại trú, Luận án tiến sĩ y học, Đại học Y Hà Nội.
2. AYM Wang and et al. (2007), Epidemiology of cardiovascular problems in Chinese continuous ambulatory peritoneal dialysis patients: prevalence, severity, and risk factors, Hong Kong Med J, 13(2), pp.33-6.
3. Enia and et al. (2001), Long‐term CAPD patients are volume expanded and display more severe left ventricular hypertrophy than haemodialysis patients, Nephrology Dialysis Transplantation, 16(7), pp.1459-1464.
4. Kalender, B., & Eren, N. (2013), The Association with Cardiovascular Events and Residual Renal Function in Peritoneal Dialysis, IntechOpen.
5. Locatelli F, Covic A, Chazot C and et al. (2000), Hypertension and cardiovascular risk assessment in dialysis patients, Nephrol Dial Transplant, 15, pp.69-80.
6. London, G. M., Guerin, A. P., & Marchais, S. J. (1994), Pathophysiology of left ventricular hypertrophy in dialysis patients, Blood Purification, 12(4-5), pp.277-283.
7. Savage, D. D., Garrison, R. J., Kannel, W. B., Levy, D., Anderson, S. J., Stokes, J. 3., ... & Castelli, W. P. (1987), The spectrum of left ventricular hypertrophy in a general population sample: the Framingham Study, Circulation, 75(1 Pt 2), I26-33.
8. Thompson S, James M, Wiebe N, Hemmelgarn B, Manns B, Klarenbach S, et al. (2015), Cause of death in patients with reduced kidney function, J Am Soc Nephrol, 26 (10), pp.2504-2511.
9. Wang and et al. (2004), Inflammation, residual kidney function, and cardiac hypertrophy are interrelated and combine adversely to enhance mortality and cardiovascular death risk of peritoneal dialysis patients, Journal of the American Society of Nephrology, 15(8), pp.2186-2194.
10. Woo and et al. (2002), A novel association between residual renal function and left ventricular hypertrophy in peritoneal dialysis patients, Kidney international, 62 (2), 639-647.