KẾT QUẢ CAI MÁY THỞ TẠI KHOA CẤP CỨU – HỒI SỨC TÍCH CỰC BỆNH VIỆN TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC CẦN THƠ
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Đặt vấn đề: Thở máy là một kỹ thuật cơ bản trong chuyên ngành hồi sức cấp cứu bằng việc sử dụng một thiết bị cơ học (máy thở) hỗ trợ quá trình hô hấp. Khi nguyên nhân gây suy hô hấp đã được giải quyết, cai máy thở cần được cân nhắc thực hiện sớm nhất có thể. Cai máy thở thực sự là một thách thức đối với các bác sĩ hồi sức cấp cứu. Mục tiêu nghiên cứu: Xác định kết quả cái máy thở trên bệnh nhân thở máy tại khoa Cấp cứu – Hồi sức tích cực. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu tiến cứu trên 38 bệnh nhân thở máy tại Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Cần Thơ từ tháng 01/2023 đến tháng 03/2024. Kết quả: Tỉ lệ nam và nữ đều bằng nhau 50%. Tuổi trung bình là 73,79 ± 15,61 với nhóm >80 tuổi chiếm 44,7%. Tỉ lệ cai máy thành công là 44,7% và rút được nội khí quản đạt 94,2%. Cai máy thở đơn giản, khó và kéo dài có tỉ lệ lần lượt là 76,4%, 11,8% và 11,8%. Bệnh nhân tử vong/nặng – xin về có tỉ lệ đến 57,9%. Nguyên nhân thở máy chủ yếu ở nhóm cai máy thở thất bại là viêm phổi, chiếm 66,7%. Kết luận: Tỉ lệ cai máy thở thành công còn hạn chế, nguyên nhân thở máy phổ biến nhất ở nhóm thất bại khi cai máy thở là viêm phổi.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Cai máy thở, thử nghiệm tự thở, viêm phổi
Tài liệu tham khảo


2. Trần Thế Bảo, Nguyễn Trung Kiên, Dương Thiện Phước. Thất bại với cai máy thở đơn giản và một số yếu tố liên quan tại Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ. Tạp chí Y Dược học Cần Thơ. 2020. 30, 202-206, https://tapchi.ctump.edu.vn/index.php/ctump/article/view/1568.

3. Pham T., Heunks L., Bellani G., Madotto F., et al. Weaning from mechanical ventilation in intensive care units across 50 countries (WEAN SAFE): a multicentre, prospective, observational cohort study. Lancet Respir Med. 2023. 11(5), 465-476, doi: 10.1016/S22132600(22)00449-0.


4. Thille A. W., Harrois A., Schortgen F., Brun-Buisson C., Brochard L. Outcomes of extubation failure in medical intensive care unit patients. Critical Care Medicine. 2011. 39(12), 2612-2618, doi: 10.1097/CCM.0b013e3182282a5a.


5. Sood S., Witt C. A. The Washington Manual of Critical Care 3rd Edition. Wolters Kluwer. 2018. 84-87.

6. Zein H., Baratloo A., Negida A., Safari S. Ventilator Weaning and Spontaneous Breathing Trials: An Educational Review. Emerg (Tehran). 2016. 4(2), 65-71.

7. Boles J. M., Bion J. F., Connors A. F., et al. Weaning from mechanical ventilation. Eur Respir J. 2007. 29(5), 1033-1056, doi: 10.1183/09031936.00010206.


8. Saiphoklang N., Auttajaroon J. Incidence and outcome of weaning from mechanical ventilation in medical wards at Thammasat University Hospital. PLOS ONE. 2018. 13(10), e0205106, https://doi.org/10.1371/journal.pone.0205106.


9. Trần Quốc Minh, Lê Thị Diễm Tuyết. Thực trạng cai thở máy và một số yếu tố liên quan đến cai thở máy kéo dài tại Khoa Hồi sức tích cực Bệnh viện Bạch Mai. Tạp chí Y học Việt Nam. 2022. 510(1), 189-193, https://doi.org/10.51298/vmj.v510i1.1928.


10. Nguyễn Đức Lịch, Đỗ Ngọc Sơn. Kết quả cai thở máy của phương thức thông khí thích ứng ở bệnh nhân đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính. Tạp chí Y học Việt Nam. 2021. 507(2), 87-91, https://doi.org/10.51298/vmj.v507i2.1407.


