ĐÁNH GIÁ VÀ PHÂN TÍCH TƯƠNG QUAN CHI PHÍ HIỆU QUẢ CỦA VIỆC CHUYỂN ĐỔI KHÁNG SINH LEVOFLOXACIN TỪ ĐƯỜNG TIÊM SANG ĐƯỜNG UỐNG TẠI BỆNH VIỆN HOÀN MỸ SÀI GÒN

Nguyễn Thị Thu Ba1,, Nguyễn Thị Khánh Vân1, Hồ Thị Thanh Nhàn1, Trần Nhật Phô1
1 Bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Việc chuyển đổi kháng sinh từ đường tiêm qua đường uống khi phù hợp là cần thiết đặc biệt ở thuốc có sinh khả dụng đường uống tương đương đường tiêm như levofloxacin. Mục tiêu nghiên cứu: Phân tích tương quan chi phí – hiệu quả trong việc chuyển đổi kháng sinh levofloxacin từ đường tiêm sang đường uống trong điều trị nhiễm khuẩn hô hấp tại bệnh viện. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu hồi cứu được thực hiện trên 87 hồ sơ bệnh án từ 15/3/2021 đến hết 30/9/2021 tại bệnh viện đa khoa Hoàn Mỹ Sài Gòn. Kết quả: 25/87 trường hợp có chuyển đổi kháng sinh từ đường tiêm sang đường uống. Tuổi trung bình trong nghiên cứu là 70,76 ± 18,32. 72,4% bệnh nhân được làm kháng sinh đồ với tỉ lệ dương tính là 11,1%. Số DDD/100 ngày giường của nhóm có chuyển đổi là 45,9 và nhóm không chuyển đổi và là 90,9. Đa số bệnh nhân được dùng phối hợp 2 kháng sinh gồm levofloxacin với beta-lactam hoặc carbapenem. Trong số 25 trường hợp, có 13,57% có chuyển đổi kháng sinh levofloxacin đường tiêm sang đường uống. Trong số đó, có 44% trường hợp chuyển đổi hợp lý. 100% bệnh nhân có chuyển đổi đường dùng đều thành công. Các chỉ số cận lâm sàng đều cho thấy có sự cải thiện trước và sau điều trị ở cả 2 nhóm (p<0,05). Chi phí kháng sinh và toàn bộ chi phí điều trị ở nhóm có chuyển đổi đều thấp hơn so với nhóm không chuyển đổi đường dùng (p<0,05). Kết luận: Việc chuyển đổi kháng sinh levofloxacin đường tiêm sang đường uống cho thấy ưu thế về chi phí – hiệu quả. Việc thực hiện cần được tuân thủ theo hướng dẫn của Bộ y tế để đạt được hiệu quả rõ rệt.    

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Bùi Đặng Lan Hương, Nguyễn Thị Mỹ Hạnh (2020). Tình hình sử dụng kháng sinh điều trị viêm phổi cộng đồng ở người lớn. Y học cộng đồng; 58, pp.9-14.
2. Chandrasekhar D, PokkaVV (2019). Cost minimization analysis on IV to oral conversion of antimicrobial agent by the clinical pharmacist intervention. Clinical Epidemiology and Global Health; 7(1), pp.60-65.
3. Cillóniz C, et al (2020). Community-acquired pneumonia in critically ill very old patients: A growing problem, European Respiratory Review; 29(155), 190126.
4. Hariri G, et al (2017). Are third-generation cephalosporins unavoidable for empirical therapy of community-acquired pneumonia in adult patients who require ICU admission? A retrospective study. Annals of Intensive Care;7(1):35. doi: 10.1186/s13613-017-0259-4.
5. Hogan-Murphy D, et al (2019). What Stops Doctors Switching from Intravenous to Oral Antibiotics? Ir Med J;112(8), pp.987.
6. Noel GJ (2009). A Review of Levofloxacin for the Treatment of Bacterial Infections. Clinical Medicine. Therapeutics;1: CMT.S28.
7. Tamma PD, et al (2019). Association of 30-Day Mortality With Oral Step-Down vs Continued Intravenous Therapy in Patients Hospitalized With Enterobacteriaceae Bacteremia. JAMA Intern Med;179(3), pp.316-323.
8. Tejaswini Y, et al (2018). Practice of Intravenous to Oral Conversion of Antibiotics and its Influence on Length of Stay at a Tertiary Care Hospital: A Prospective Study. Journal of Clinical and Diagnostic Research;12, FC01-FC04.
9. Viswanathan M, et al (2015). Medication therapy management interventions in outpatient settings: A systematic review and meta-analysis. JAMA Intern Med;175(1), pp.76-87.
10. Yen YH (2012). Clinical and economic impact of a pharmacist-managed i.v to p.o conversion service for levofloxacin in Taiwan. International Journal of Clinical Pharmacology and Therapeutics; 50(2), pp.136-141.