KẾT QUẢ PHẪU THUẬT CAN THIỆP TỐI THIỂU ĐIỀU TRỊ GÃY ĐẦU DƯỚI XƯƠNG QUAY BẰNG NẸP KHÓA
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Đặt vấn đề: Gãy đầu dưới xương quay là loại gãy xương thường gặp. Điều trị bảo tồn cho kết quả lành xương tốt nhưng còn nhiều biến chứng, phục hồi chức năng kém. Phẫu thuật kết hợp xương với đường mổ can thiệp tối thiểu bằng nẹp khóa có nhiều ưu điểm, bảo tồn tối đa phần mềm, mang lại nhiều kết quả tốt. Mục tiêu nghiên cứu: Mô tả đặc điểm lâm sàng và đánh giá kết quả phẫu thuật kết hợp xương can thiệp tối thiểu điều trị gãy kín đầu dưới xương quay bằng nẹp khóa. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang tiến cứu trên 46 bệnh nhân gãy đầu dưới xương quay được phẫu thuật kết hợp xương nẹp khóa qua đường mổ can thiệp tối thiểu tại Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Cần Thơ và Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ từ tháng 6 năm 2022 đến tháng 6 năm 2024. Kết quả: Độ tuổi trung bình của nghiên cứu là 45,39 ± 16,92; thời gian phẫu thuật trung bình là 41,52 ± 7,52 phút, kích thước đường mổ trung bình là 2,88 ± 0,59 cm. Kết quả nắn chỉnh theo Sarmiento: 87% loại xuất sắc, 13% đạt loại tốt. Đánh giá phục hồi chức năng theo Green và O’Brien tại thời điểm 6 tháng đạt: 89,1% loại rất tốt, 10,9% loại tốt. Kết luận: Phẫu thuật can thiệp tối thiểu điều trị gãy đầu dưới xương quay bằng nẹp khóa mang lại kết quả tốt giúp bảo tồn tối đa phần mềm và nguồn máu nuôi xương từ đó làm giảm thời gian lành xương, đem lại ưu điểm về mặt thẩm mỹ đồng thời giúp bệnh nhân phục hồi chức năng sớm.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
gãy đầu dưới xương quay, can thiệp tối thiểu, MIPO, nẹp vít khóa, cơ sấp vuông
Tài liệu tham khảo
2. Phạm Đình Thế. Kết quả điều trị gãy đầu dưới xương quay bằng nẹp khóa với đường mổ xâm lấn tối thiểu. Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh. 2021.
3. Romero Prieto F. X. and Reyes García C. R. Minimally invasive approach in radio distal end fractures, three different types of incisions. J Surg Case Rep. 2021. 2021(5), 1-4. DOI:
10.1093/jscr/rjab203.
4. Vernet P., Gouzou S., Hidalgo Diaz J. J., Facca S. and Liverneaux P. Minimally invasive anterior plate osteosynthesis of the distal radius: A 710 case-series. Orthop Traumatol Surg Res. 2020. 106(8), 1619-1625. DOI: 10.1016/j.otsr.2020.04.024.
5. Zenke Y., Sakai A., Oshige T., Moritani S., Fuse Y., et al. Clinical results of volar locking plate for distal radius fractures: conventional versus minimally invasive plate osteosynthesis. J Orthop Trauma. 2011. 25(7). 425-31. DOI: 10.1097/BOT.0b013e3182008c83.
6. Galmiche C., Rodríguez G. G., Xavier F., Igeta Y., Hidalgo Diaz J. J. et al. Minimally Invasive Plate Osteosynthesis for Extra-articular Distal Radius Fracture in Postmenopausal Women: Longitudinal versus Transverse Incision. J Wrist Surg. 2019. 8(1), 18-23. DOI: 10.1055/s-0038-1667305.
7. O. Satria, R. Wikanjaya, C. A. Tenges and M. I. Al Mashur. Minimally Invasive Plating of Distal Radius Fracture: A Series of 42 Cases and Review of Current Literature. Minim Invasive Surg. 2023. 3534849. DOI: 10.1155/2023/3534849.
8. Lebailly Frédéric, Zemirline Ahmed, Facca Sybille, Gouzou Stéphanie and Liverneaux Philippe. Distal radius fixation through a mini-invasive approach of 15 mm. PART 1: a series of 144 cases. European Journal of Orthopaedic Surgery & Traumatology. 2014. 24(6), 877-890. DOI:
10.1007/s00590-013-1363-2.
9. Zemirline, C. Taleb, S. Facca and P. Liverneaux. Minimally invasive surgery of distal radius fractures: a series of 20 cases using a 15mm anterior approach and arthroscopy. Chir Main. 2014. 33(4), 263-71. DOI: 10.1016/j.main.2014.04.007.
10. Đỗ Đức Kiểm. Đánh giá kết quả phẫu thuật gãy đầu dưới xương quay bằng nẹp vít khóa tại bệnh viện Việt Đức. Trường Đại học Y Hà Nội. 2018.