KHẢO SÁT SƠ BỘ ĐẶC ĐIỂM THỰC VẬT HỌC, THÀNH PHẦN HÓA HỌC CỦA CÂY NGẢI BÚN (BOESENBERGIA PANDURATA (ROXB.) SCHLTR.) THU HÁI TẠI TỈNH SÓC TRĂNG

Nguyễn Thị Linh Em1,, Nguyễn Thị Lệ Huyền1, Trần Duy Khang1, Nguyễn Thị Mỹ Hạnh1, Phạm Văn Vĩ1, Ngô Hồng Phong1
1 Trường Đại học Nam Cần Thơ

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Cây Ngải bún (Boesenbergia pandurata (Roxb.) Schltr.) đã được sử dụng như một gia vị truyền thống trong nền ẩm thực của nhiều nước. Ngoài ra, nó còn được sử dụng trong nền y học cổ truyền để điều trị các bệnh như tiêu chảy, lỵ, đau dạ dày, viêm da, ho khan, u xơ, huyết trắng,… Các nghiên cứu cho thấy cây Ngải bún có thành phần hóa học chính gồm flavonoid, tinh dầu. Cây có nhiều tác dụng dược lý khác nhau như hoạt tính chống oxy hóa, kháng khuẩn, kháng viêm, kháng nấm, chống viêm nha chu, kháng virus, kháng khối u, chống lão hóa. Cây được trồng nhiều ở các tỉnh miền tây Việt Nam, đây là một dược liệu có nhiều tiềm năng, tuy nhiên đặc điểm hình thái cũng dễ nhầm với một số cây trong họ Gừng. Mục tiêu nghiên cứu: Phân tích đặc điểm thực vật học và sơ bộ thành phần hóa học có trong cây Ngải bún thu hái tại tỉnh Sóc Trăng. Vật liệu và phương pháp nghiên cứu: Cây Ngải bún thu hái tại tỉnh Sóc Trăng được phân tích, mô tả đặc điểm hình thái, giải phẫu, khảo sát bột dược liệu và sơ bộ thành phần hóa học bằng phương pháp Ciuley cải tiến. Kết quả: Các đặc điểm giải phẫu, đặc điểm bột dược liệu và sơ bộ thành phần hóa học ở bộ phận rễ. Kết luận: Từ những kết quả về đặc điểm thực vật học giúp hỗ trợ cho việc định danh dược liệu chính xác khi sử dụng và định hướng các nhóm hợp chất có trong bộ phận rễ.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Chahyadi A., Hartati R., Wirasutisna K. R. and Elfahmi. Boesenbergia pandurata Roxb., An Indonesian Medicinal Plant: Phytochemistry, Biological Activity, Plant Biotechnology. Procedia chemistry. 2014. 13(2014), 13-37, doi: 10.1016/j.proche.2014.12.003.
2. Võ Văn Chi. Từ điển cây thuốc Việt Nam (Tập 1). Nhà xuất bản Y học. 2012. 243-244.
3. Nguyen Thi Thanh Mai, Nguyen Xuan Hai, Le Huu Tho, Do Van Nhat Truong, Dang Hoang Phu et al. A new flavanone derivative from the rhizomes of Boesenbergia pandurata. Natural product research. 2020. 36 (8), 1959-1965, doi: 10.1080/14786419.2020.1837822.
4. Ongwisespaiboon O., Wannee Jiraungkoorskul W. Fingerroot, Boesenbergia rotunda and its Aphrodisiac Activity. Pharmacognosy Reviews. 2017. 11, 27-30, doi: 10.4103/phrev.phrev_50_16.
5. Handayani N., Abdul Gofur A. and Siti Imroatul Maslikah S. I. The Potency of Finger Root (Kaempferia pandurata ROXB) Rhizome Simplicia Decoction as Anti-fertility of Balb C Mice (Mus muscululus). AIP Conf. Proc. 2020. 040045 (2020), doi: org/10.1063/5.0002667.
6. Trương Thị Đẹp. Thực vật học. Nhà xuất bản Giáo dục. 2016.
7. Bộ môn Dược liệu. Giáo trình phương pháp nghiên cứu dược liệu. Khoa Dược-Trường Đại học Y Dược Thành Phố Hồ Chí Minh. 2016.
8. Jantan I., Basni I., Ahmad A. S., Ali N. A. M., Ahmad A. R.et al. Constituents of the rhizome oils of Boesenbergia pandurata (Roxb.) Schlecht from Malaysia, Indonesia and Thailand. Flavour and Fragrance Journal. 2001. 16(2), 110-112, doi: abs/10.1002/ffj.956.