ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ GẦN CỦA PHẪU THUẬT LONGO TRONG ĐIỀU TRỊ BỆNH TRĨ TẠI BỆNH VIỆN TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC CẦN THƠ VÀ BỆNH VIỆN ĐA KHOA TRUNG ƯƠNG CẦN THƠ

Lê Trung Hiếu1,, Nguyễn Văn Hai1, Trần Hiếu Nhân1, Hà Thoại Kỳ1
1 Trường Đại học Y Dược Cần Thơ

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Phẫu thuật Longo hiện là phẫu thuật được phổ biến khắp thế giới để điều trị trĩ cho mọi lứa tuổi. Phương pháp này có một số ưu điểm như ít đau sau phẫu thuật và phục hồi nhanh hơn so với phương pháp cắt trĩ thông thường. Mục tiêu nghiên cứu: Đánh giá kết quả gần của phẫu thuật Longo trong điều trị bệnh trĩ tại Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Cần Thơ và Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang 55 bệnh nhân được phẫu thuật Longo từ 5/2021 đến 5/2022. Sau phẫu thuật, bệnh nhân được đánh giá mức độ đau, tiêu máu, thời gian mổ, thời gian nằm viện,thời gian trở lại làm việc. Kết quả: Tỉ lệ nam/nữ là 2,06 (37 nam, 18 nữ). Tuổi trung bình mắc bệnh là 44,9 ± 14,7 tuổi. Thời gian mắc bệnh trung bình là 4,65 ± 2,8 năm. Trĩ nội độ 3 chiếm đa số (98,2%). Ngồi lâu là yếu tố liên quan nhiều nhất đến bệnh trĩ (69,1%). Thời gian mổ trung bình là 27,3 ± 6,4 phút. Thời gian nằm viện trung bình là 1,7 ± 0,91 ngày và thời gian trở lại công việc bình thường là 6,3 ± 2,7 ngày. Sau mổ bệnh nhân chủ yếu đau nhẹ (61,8%). Không có trường hợp tiêu máu sau mổ. Biến chứng bí tiểu chiếm tỷ lệ 23,7 %. Một bệnh nhân có biến chứng hẹp nhẹ hậu môn. 100% bệnh nhân tự chủ hậu môn sau mổ. 98,2% bệnh nhân đều hài lòng với kết quả điều trị. Kết luận: Kỹ thuật Longo trong điều trị bệnh trĩ có khả năng giảm đau sau phẫu thuật, nâng cao sự thoải mái cho bệnh nhân, thời gian phẫu thuật ngắn, an toàn và sớm trở lại hoạt động bình thường.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Huỳnh Văn Lượm (2018), Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, tìm hiểu các yếu tố liên quan và kết quả phẫu thuật Longo điều trị bệnh trĩ tại Bệnh viên Đa khoa Trung ương Cần Thơ, Luận văn thạc sĩ, Đại học Y Dược Cần Thơ.
2. Hoàng Lê Minh (2015), Kết quả điều trị bệnh trĩ bằng phẫu thuật Longo tại Bệnh viện Trường Đại học Y khoa Thái Nguyên, Luận văn thạc sĩ, Đại học Y khoa Thái Nguyên.
3. Trịnh Hồng Sơn, và cộng sự (2007), “Phẫu thuật Longo trong điều trị trĩ tắc mạch”, Tạp chí y học thực hành, (số 2), tr.58-60.
4. Huỳnh Bảo Tâm (2015), Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và đánh giá kết quả sớm điều trị bệnh trĩ bằng phẫu thuật Longo tại Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Cần Thơ và Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ, Luận án chuyên khoa cấp II, Đại học Y dược Cần Thơ.
5. Nguyễn Minh Tâm (2016), Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, phân độ và đánh giá kết quả của khâu treo triệt mạch điều trị bệnh trĩ tại Bệnh viện Đại học Y Dược Cần Thơ, Luận án chuyên khoa cấp II, Đại học Y Dược Cần Thơ.
6. Phan Minh Trí, Đỗ Đình Công (2021), “Bệnh trĩ”, Bệnh học Ngoại khoa Tiêu hóa, Nhà xuất bản Y học, TP. Hồ Chí Minh, tr. 421-437.
7. Angus J M Watson, Jemma Hudson, Jessica Wood, et al (2016), “Comparison of stapled haemorrhoidopexy with traditional excisional surgery for haemorrhoidal disease (eTHoS): a pragmatic, multicentre, randomised controlled trial”, The Lancet, 388, pp.2375–2385.
8. Riss S, Weiser FA, Schwameis K, et al (2012), “The prevalence of hemorrhoids in adults”, Int J Colorectal Dis, 27, pp.215–220.
9. Sun Z, Migaly J. (2016), “Review of Hemorrhoid Disease: Presentation and Management”, Clin Colon Rectal Surg, 29(1), pp.22-99.
10. Tanveer Abbas, Mubashar Ahmed Bajwa Rasikh Maqsood, Muhammad Talha Akhtar (2019), “Is stapled hemorrhoidectomy a safe procedure for third and fourth grade hemorrhoids”, Pak Armed Forces Med J, 69 (1), pp.92-96.
11. Thwayeb Y (2004), “Randomized Clinical Trial of Longo´s Technique Versus Ferguson’s Haemorrhoidectomy; Follow-up Three Years”, Eastern Journal of Medicine, 9(1),pp.34-38.
12. Tzu-Hsuan Wang (2020), “Comparison of the short-term outcomes of using DSt and ppH staplers in the treatment of grade III and IV hemorrhoids”, Scientific reports,10, pp.5189.
13. Watts J. M., Bennett R.C., Duthie H.C., et al. (1964), “Healing and pain after haemorrhoidectomy”, Br J Surg, 51 (11), pp.808-817.