ĐẶC ĐIỂM HÌNH ẢNH CỦA CẮT LỚP VI TÍNH CÓ TIÊM THUỐC TƯƠNG PHẢN TRONG UNG THƯ TRỰC TRÀNG

Nguyễn Thị Như Quỳnh1,, Bùi Ngọc Thuấn2, Phù Trí Nghĩa1, Đoàn Dũng Tiến1, Nguyễn Thị Xuân Mai1, Nguyễn Hoàng Ẩn1
1 Trường Đại học Y Dược Cần Thơ
2 Bệnh viện Đa khoa Trung Ương Cần Thơ

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Ung thư trực tràng là một trong những bệnh ung thư thường gặp ở nước ta cũng như nhiều nước trên thế giới. Chẩn đoán sớm và đánh giá chính xác giai đoạn bệnh là rất cần thiết để lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp nhất. Mục tiêu nghiên cứu: Mô tả đặc điểm hình ảnh và xác định giá trị của cắt lớp vi tính có tiêm thuốc tương phản đường tĩnh mạch trên bệnh nhân ung thư trực tràng. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang, tiến cứu được thực hiện trên những bệnh nhân có kết quả giải phẫu bệnh là ung thư trực tràng, và được chụp cắt lớp vi tính có tiêm thuốc tương phản tại bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ từ tháng 05/2020 đến tháng 05/2022. Kết quả: Nghiên cứu ghi nhận 52 trường hợp ung thư trực tràng (35 nam và 17 nữ), có độ tuổi từ 36-86 tuổi. Cắt lớp vi tính có thể đánh giá chính xác giai đoạn T của ung thư trực tràng trong 82,7% trường hợp. Độ nhạy và độ đặc hiệu của cắt lớp vi tính khi đánh giá từng giai đoạn của u nguyên phát lần lượt là T1/T2 (69,2%-97,4%), T3 (80%-84,4%), T4 (94%-90,9%). Độ nhạy và độ đặc hiệu khi phát hiện hạch bạch huyết di căn là 67,7% và 81%. Kết luận: Cắt lớp vi tính có giá trị quan trọng trong việc cải thiện độ chính xác của phân giai đoạn TNM và lập kế hoạch điều trị ung thư trực tràng thích hợp.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Nguyễn Đào Cẩm Tú (2017), “Nghiên cứu đặc điểm hình ảnh của cắt lớp vi tính đa dãy đầu thu trong ung thư trực tràng”, Tạp chí Y Dược Học - Trường Đại học Y Dược Huế, 6(6), tr.20-27.
2. Akasu T, Sugihara K, Moriya Y, Fujita S (1997), “Limitations and Pitfalls of Transrectal Ultrasonography for Staging of Rectal Cancer”, Dis Colon Rectum, 40(10), S10-15.
3. Dar R.A., Chowdri N.A., Parray F.Q., et al. (2014), “Pre-operative staging of rectal cancer using multi-detector row computed tomography with multiplanar reformations: Single center experience”, Indian J Cancer, 51(2), pp.170-175.
4. Hyuna Sung, Ferlay J, Rebecca L. Siegel (2020), “Global cancer statistics 2020: GLOBOCAN estimates of incidence and mortality worldwide for 36 cancers in 185 countries”, CA Cancer J Clin, 71(3), pp.209-249.
5. Kocaman O., Baysal B., Senturk H., et al. (2014), “Staging of rectal carcinoma: MDCT, MRI or EUS. Single center experience”, Turk J Gastroenterol, 25(6), pp.669-73.
6. Kulinna-Cosentini C., Eibel R., Matzek W., et al. (2004), “Staging of Rectal Cancer: Diagnostic Potential of Multiplanar Reconstructions with MDCT”, AJR. American journal of roentgenology, 183, pp.421-427.
7. Mashhour A., Marzouk A, Gamal A, et al. (2015), “Comparative Study Between the Role of Trans rectal Ultrasound and Magnetic Resonance Imaging in Preoperative Staging of Rectal Carcinoma”, Archive of medicine, 7(5), pp.8.
8. Nasseri Y, Langenfeld SJ (2017), “Imaging for Colorectal Cancer”, Surg Clin North Am, 97(3), pp.503-513.
9. Nougaret S, Jhaveri K, Kassam Z, Lall C, et al. (2019), “Rectal cancer MR staging: pearls and pitfalls at baseline examination”, Abdom Radiol (NY), 44(11), pp.3536-3548.
10. Sivrioglu AK, Aribal S, Onder H, Onol SD (2017), “Utility of MR imaging in the evaluation of colon cancer”, Jpn J Radiol, 35(7), pp.404-405.
11. World Health Organization (2020), “Globocan-Vietnam”, The International Agency for Research on Cancer.
12. Xiao-Cong Zhou, Que-Lu Chen, et al. (2019), “The clinical application value of multi-slice spiral CT enhanced scans combined with multiplanar reformations images in preoperative T staging of rectal cancer”, Medicine, 98(28), e16374.