NGHIÊN CỨU TỶ LỆ VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN TRẺ SƠ SINH NHẸ CÂN THEO BIỂU ĐỒ INTERGROWTH-21 Ở THAI 34-40 TUẦN TẠI BỆNH VIỆN PHỤ SẢN THÀNH PHỐ CẦN THƠ
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Đặt vấn đề: Trẻ sơ sinh nhẹ cân so với tuổi thai thường gặp nhiều biến cố bất lợi trong quá trình mang thai, ngay sau sinh và trong suốt quá trình phát triển thể chất và nhận thức. Khảo sát một số yếu tố liên quan đến trẻ sơ sinh nhẹ cân so với tuổi thai để xây dựng kế hoạch chăm sóc thai kỳ thích hợp. Mục tiêu nghiên cứu: Xác định tỷ lệ và một số yếu tố liên quan đến trẻ sơ sinh nhẹ cân so với tuổi thai theo biểu đồ Intergrowth-21 ở thai 34-40 tuần. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang có phân tích trên 1270 thai phụ đến sinh tại Bệnh viện Phụ sản thành phố Cần Thơ có tuổi thai 34-40 tuần từ 10/2022 đến 04/2024. Kết quả: Tỷ lệ trẻ sơ sinh nhẹ cân so với tuổi thai theo Intergrowth-21 là 10,6%. Một số yếu tố có liên quan đến trẻ sơ sinh nhẹ cân so với tuổi thai là thai phụ có trình độ học vấn dưới bậc trung học cơ sở (OR = 5,18; KTC 95%: 1,68 - 15,98), thai phụ có rối loạn tăng huyết áp trong thai kỳ (OR = 3,06; KTC 95%: 1,68 - 5,58), thai phụ có BMI trước mang thai dưới 18,5 kg/m2 (OR = 2,90; KTC 95%: 1,93 - 4,35) và thai phụ tăng cân dưới mức khuyến nghị trong thai kỳ (OR = 1,98; KTC 95%: 1,36 - 2,88). Kết luận: Tình trạng dinh dưỡng, trình độ học vấn của bà mẹ và bệnh lý rối loạn tăng huyết áp trong thai kỳ làm tăng nguy cơ sinh trẻ sơ sinh nhẹ cân so với tuổi thai.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Sơ sinh nhẹ cân, Intergrowth-21, BPV 10th
Tài liệu tham khảo
2. Huaiting Gu, Lixia Wang, Lingfei Liu, Xiu Luo, Jia Wang, et al. A gradient relationship between low birth weight and IQ: A meta-analysis. Scientific Reports. 2017. 7(1), 18035, https://doi.org/10.1038/s41598-017-18234-9.
3. McCarton, I F Wallace, M Divon, H G Vaughan Jr. Cognitive and neurologic development of the premature, small for gestational age infant through age 6: comparison by birth weight and gestational age. Pediatrics. 1996. 98(6 Pt 1), 1167-78.
4. Yong Hee Hong, Sochung Chung. Small for gestational age and obesity related comorbidities. Annals of Pediatric Endocrinology & Metabolism. 2018. 23(1),4-8, https://doi.org/10.6065/apem.2018.23.1.4.
5. World Health Organization. ICD-10: international statistical classification of diseases and related health problems: 10th revision, 2nd ed. 2004. 95. https://iris.who.int/handle/10665/42980.
6. Phuong Hong Nguyen, O. Yaw Addo, Melissa Young, Ines Gonzalez-Casanova, Hoa Pham et al. Patterns of Fetal Growth Based on Ultrasound Measurement and its Relationship with Small for Gestational Age at Birth in Rural Vietnam. Paediatric and Perinatal Epidemiology. 2016.
30(3), 256-66, https://doi.org/10.1111/ppe.12276.
7. Nguyễn Tấn Thành. Tỉ lệ sơ sinh nhẹ cân so với tuổi thai theo biểu đồ Intergrowth-21st ở thai kỳ 34–40 tuần tại Bệnh viện Hùng Vương. Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh. 2018.
8. Lâm Thị Kim Ngọc, Phạm Thị Tâm. Nghiên cứu tình hình cân nặng sơ sinh và một số yếu tố liên quan sơ sinh nhẹ cân tại thành phố Trà Vinh năm 2020. 2021. 37, 69-75, https://doi.org/10.58490/ctump.2022i53.190.
9. Fei Yao, Huazhang Miao, Bing Li, Yuntao Wu, Qingguo Zhao. New birthweight percentiles by sex and gestational age in Southern China and its comparison with the Intergrowth-21st Standard. Scientific Reports. 2018. 8(1),7567, https://doi.org/10.1038/s41598-018-25744-7.
10. Rufus R Singamala, Preethi Subramanian, Sudharshan R Chigupikar. A Cross-Sectional Study Comparing the Efficacy of Various Growth Charts in Evaluating the Incidences of Small for Gestational Age and Large for Gestational Age at Birth Among Liveborn Neonates Delivered at a Tertiary Teaching Hospital. Cureus. 2023. 15(4). e38058, https://doi.org/10.7759/cureus.38058.
11. Lê Thị Ái Xuân, , Phạm Thị Tâm, Huỳnh Thị Cẩm Hồng. Nghiên cứu tình hình sơ sinh nhẹ cân và một số yếu tố liên quan tại tỉnh Vĩnh Long năm 2021. Tạp chí Y Dược học Cần Thơ. 2022. 53, 74-83, https://doi.org/10.58490/ctump.2022i53.190
12. Endang Handzel Matthew Bridwell, Michelle Hynes, Reginald Jean-Louis, David Fitter, Carol Hogue et al. Hypertensive disorders in pregnancy and maternal and neonatal outcomes in Haiti: the importance of surveillance and data collection. BMC Pregnancy and Childbirth. 2019. 19(1), 208, https://doi.org/10.1186/s12884-019-2361-0.