BỆNH NHA CHU VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN Ở NGƯỜI CAO TUỔI TẠI THÀNH PHỐ BIÊN HÒA, ĐỒNG NAI

Hồ Thị Hiền1,, Võ Huỳnh Trang2
1 Bệnh viện Đa khoa Đồng Nai
2 Trường Đại Học Y Dược Cần Thơ

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Bệnh nha chu là phổ biến có tỉ lệ và số trung bình mắc rất cao và được coi là nguyên nhân chính dẫn tới mất răng ở người cao tuổi. Mục tiêu nghiên cứu: Xác định tỉ lệ, mức độ mắc bệnh và tìm hiểu một số yếu tố liên quan đến bệnh nha chu ở người cao tuổi tại Thành phố Biên Hòa, Đồng Nai năm 2023 - 2024. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Mô tả cắt ngang có phân tích trên 424 người cao tuổi sống tại thành phố Biên Hòa, Đồng Nai từ 01/06/2023 đến 01/05/2024. Kết quả: Về giới tính, tỷ lệ nữ giới (55%) cao hơn nam giới (45%). Trình độ học vấn chủ yếu là dưới THPT (71,6%), với THCS chiếm tỷ lệ cao nhất (27,1%). Nhóm 60-64 tuổi chiếm tỷ lệ lớn nhất (40,8%). Về thói quen chăm sóc răng miệng, đa phần đối tượng thường xuyên đánh răng (96%). Tuy nhiên, những người đánh răng dưới 2 lần/ngày là 51,4%. Đa số (59%) đánh răng đúng thời điểm khuyến cáo. Tỷ lệ CPI 0 là 10,4%, nhóm CPI mức 1 là 11,6%, CPI mức 2 là 58,8%, CPI mức 3 là 8,5% và CPI mức 4 là 11,1%. Có mối liên quan giữa tuổi cao, trình độ thấp, sống một mình, thu nhập thấp, mắc bệnh tim và không chăm sóc răng miệng tốt với tỷ lệ mắc bệnh nha chu ở người cao tuổi, p<0,05. Kết luận: Tỷ lệ mắc bệnh nha chu ở người cao tuổi tại thành phố Biên Hoà tỉnh Đồng Nai là 89,6%. Các yếu tố nguy cơ chính bao gồm tuổi cao, trình độ học vấn thấp, sống một mình, thu nhập thấp, mắc bệnh tim và không chăm sóc răng miệng tốt.

Chi tiết bài viết

Author Biography

PGS,TS Võ Huỳnh Trang, Trường Đại Học Y Dược Cần Thơ

PGS.Ts Võ Huỳnh Trang

Tài liệu tham khảo

1. Hoàng Hải, Đào Hồng Ngọc, Nguyễn Hiếu Dân, Lê Khánh Ly, Ông Kiến Huy, Bùi Khắc Vũ. Mối liên quan giữa bệnh loãng xương và bệnh nha chu, Y học TP. Hồ Chí Minh. 2013. Tập 17, số 6, 17(6), 271.
2. Lưu Hồng Hạnh, và cs. Một số yếu tố liên quan đến thực trạng bệnh quanh răng ở người cao tuổi khu vực nội thành Hà Nội. Năm 2015. https://js.vnu.edu.vn/MPS/article/view/3588.
3. Lê Văn Khảm. Vấn đề về người cao tuổi ở Việt Nam hiện nay. Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam. 2014. tập 7 (80).
4. Lê Nguyễn Bá Thụ. Thực trạng sức khỏe răng miệng và đánh giá hiệu quả can thiệp chăm sóc răng miệng ở người cao tuổi tại Đắk Lắk, Luận án tiến sĩ, Viện Đào tạo Răng Hàm Mặt, Trường Đại học Y Hà Nội. 2018.
5. Shaju Jacob P., Zade R. M., Manas Das. Prevalence of periodontitis in the Indian population: A literature review. Journal of Indian Society of Periodontology. 2011. Vol 15 (1), 29-34, doi: 10.4103/0972-124X.82261.
6. Trần Văn Dũng và cộng sự. Nghiên cứu thực trạng bệnh sâu răng, viêm nha chu trong nhân dân thành phố Huế năm 2011. Bệnh viện Răng Hàm Mặt Huế. 2011.
7. Lương Thị Thu Hạnh, Hồ Nguyễn Thanh Chơn, Vương Ánh Dương. Kiến thức, thực hành trong chăm sóc răng miệng và mối liên quan với bệnh lý răng miệng ở người cao tuổi tại Bệnh viện đại học y dược Thành phố Hồ Chí Minh. Tạp chí Y học Việt Nam. 2022. tập 529, 209-214, doi: https://doi.org/10.51298/vmj.v529i1B.6378.
8. Pham TAV, Thoai Q. Kieu, Ngo T.Q. Lan. Risk factors of periodontal disease in Vietnamese patients. J Investig Clin Dent. 2018. Vol 9(1), doi:10.1111/jicd.12272.