SỰ BIỂU HIỆN CÁC PROTEIN p16, p53, pRb Ở MÔ SINH THIẾT KHỐI U BỆNH NHÂN UNG THƯ BIỂU MÔ TẾ BÀO GAI VÙNG KHẨU HẦU

Trần Thị Hương Lý1,, Nguyễn Văn Luân2, Trần Ngọc Dung2, Võ Văn Kha1, Hứa Thị Ngọc Hà3
1 Bệnh viện Ung bướu thành phố Cần Thơ
2 Trường Đại học Y Dược Cần Thơ
3 Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Sự biểu hiện p16, p53, pRb và HR-HPV ở mô sinh thiết khối u là các yếu tố quan trọng, giúp chẩn đoán và tiên lượng ung thư khẩu hầu. Mục tiêu nghiên cứu: Khảo sát sự biểu hiện của các protein p16, p53, pRb ở mô sinh thiết khối u vùng khẩu hầu và mối liên quan giữa biểu hiện của p16, p53, pRb với tình trạng nhiễm HR-HPV ở bệnh nhân ung thư biểu mô tế bào gai vùng khẩu hầu (OPSCC). Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Mô tả cắt ngang trên 30 bệnh nhân OPSCC, nhập viện từ 01/2023 đến 07/2023 tại Bệnh viện Ung bướu thành phố Cần Thơ. Ứng dụng kỹ thuật hóa mô miễn dịch để khảo sát sự biểu hiện p16, p53, pRb và kỹ thuật Real-time PCR để xác định các type HR-HPV ở mô sinh thiết khối ung thư, đã được cố định bằng formalin đệm trung tính vùi trong parafin. Kết quả nghiên cứu: Tuổi trung bình của bệnh nhân là 58,73 +/- 9,37. Tỷ số nam/nữ là 9/1. Tỷ lệ nhiễm HR-HPV ở mô sinh thiết là 56,7%, với 100% là type HPV16. Tỷ lệ p16(+) là 26,7% (8/30), p16(-) là 73,3% (22/30); tỷ lệ p53(+) là 30% (9/30), p53(-) là 70% (21/30); tỷ lệ pRb(+) là 53,3% (16/30), pRb(-) là 46,7% (14/30). Có mối liên quan nghịch giữa sự biểu hiện của HR-HPV và biểu hiện p53, pRb ở mô sinh thiết khối u, tuy nhiên chưa đạt ý nghĩa thống kê (p>0,05), chưa tìm thấy mối liên quan giữa biểu hiện p16 và HR-HPV ở mô sinh thiết khối u. Kết luận: Sự biểu hiện của HR-HPV khá cao và có liên quan nghịch với sự biểu hiện của p53 và pRb ở mô sinh thiết khối u của bệnh nhân OPSCC. 

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Salama JK, Brizel DM. Principles and Practice of Radiation Oncology. 2018; 7th. Wolters Kluwer.
2. Plath M, Broglie MA, Förbs D, et al. Prognostic significance of cell cycle-associated proteins p16, pRB, cyclin D1 and p53 in resected oropharyngeal carcinoma. Journal of otolaryngology - head & neck surgery. 2018. 47(1), 53, doi: 10.1186/s40463-018-0298-3.
3. Benzerdjeb N, Tantot J, Blanchet C, et al. Oropharyngeal squamous cell carcinoma: p16/p53 immunohistochemistry as a strong predictor of HPV tumour status. Histopathology. 2021. 79(3), 381-390, doi: 10.1111/his.14350.
4. Jiromaru R, Yamamoto H, Yasumatsu R, et al. p16 overexpression and Rb loss correlate with high-risk HPV infection in oropharyngeal squamous cell carcinoma. Histopathology. 2021. 79(3), 358-369, doi: 10.1111/his.14337.
5. Ndon S, Singh A, Ha PK, et al. Human Papillomavirus-Associated Oropharyngeal Cancer: Global Epidemiology and Public Policy Implications. Cancers. 2023. 15(16), 4080, doi: 10.3390/cancers15164080.
6. Shaikh MH, McMillan NA, Johnson NW R, et al. HPV-associated head and neck cancers in the Asia Pacific: A critical literature review & meta-analysis. Cancer epidemiology. 2015. 39(6), 923-38, doi: 10.1016/j.canep.2015.09.013.
7. Smith EM, Rubenstein LM, Henry H, et al. Human papillomavirus, p16 and p53 expression associated with survival of head and neck cancer. Infectious agents and cancer. 2010. 5(4), doi: 10.1186/1750-9378-5-4.
8. Shinohara S, Kikuchi M, Tona R, et al. Prognostic impact of p16 and p53 expression in oropharyngeal squamous cell carcinomas. Japanese journal of clinical oncology. 2014. 44(3), 232-40, doi: 10.1093/jjco/hyt223.
9. Machczyński P, Majchrzak E, Niewinski PR, et al. A review of the 8th edition of the AJCC staging system for oropharyngeal cancer according to HPV status. Eur Arch Otorhinolaryngol. 2020. 277(9), 2407-2412, doi: 10.1007/s00405-020-05979-9.
10. Weinberger PM, Yu Z, Haffty BG R, et al. Molecular classification identifies a subset of human papillomavirus associated oropharyngeal cancers with favorable prognosis. J Clin Oncol. 2006. 24(5), 736-47, doi: 10.1200/JCO.2004.00.3335.