NGHIÊN CỨU TÌNH HÌNH SỬ DỤNG KHÁNG SINH NHÓM BETA – LACTAM TRONG ĐIỀU TRỊ BỆNH GIÃN PHẾ QUẢN TẠI BỆNH VIỆN LAO VÀ BỆNH PHỔI VĨNH LONG NĂM 2019 – 2020

Trần Thị Bảo An1, Lê Kim Khánh1, Nguyễn Thanh Truyền2, Mai Huỳnh Như3,
1 Trường Đại học Y Dược Cần Thơ
2 Bệnh viện Phổi Vĩnh Long
3 Trường Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Giãn phế quản (GPQ) là bệnh lý mạn tính, phổ biến, tỷ lệ mắc ngày càng tăng, dẫn đến nhiều biến chứng và nguy cơ tử vong cao. Theo nghiên cứu của Nguyễn Văn Kính (2013) cho thấy chi phí sử dụng kháng sinh chiếm 36% chi phí điều trị trung bình tại bệnh viện, chủ yếu nhóm beta – lactam. Hiện nay, việc sử dụng kháng sinh (KS) không hợp lý là nguyên nhân gia tăng đề kháng KS và tăng đáng kể chi phí khám chữa bệnh. Mục tiêu nghiên cứu: Nghiên cứu đặc điểm sử dụng và đánh giá sử dụng hợp lý kháng sinh nhóm β – lactam trong điều trị bệnh GPQ tại Bệnh viện Lao và Bệnh phổi Vĩnh Long năm 2019 – 2020. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 385 bệnh nhân GPQ có chỉ định sử dụng kháng sinh nhóm β – lactam điều trị tại Bệnh viện Lao và Bệnh phổi Vĩnh Long từ 1/1/2019 - 31/12/2020. Kết quả: Tỷ lệ chỉ định dùng nhóm penicillin cao nhất là 52,2%, (ampicilin/sulbactam 51,6%), nhóm cephem 42,3% (ceftazidim 50,5%), nhóm carbapenem có tỷ lệ dùng thấp nhất 5,5% (imipenem/cilastatin 95,2%). Tỷ lệ sử dụng phù hợp về liều dùng, khoảng cách, thời gian dùng kháng sinh chiếm tỷ lệ là 77,1%, 60,3%, 21,8%. Kết luận: Để đem lại hiệu quả điều trị cao và giảm đề kháng kháng sinh, cần đặc biệt chú ý tuân thủ hướng dẫn của Bộ Y tế về thời gian sử dụng kháng sinh.  

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Bộ Y tế (2015), Quyết định 708/QĐ-BYT ngày 2/3/2015 về Hướng dẫn Sử dụng kháng sinh, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.
2. Bộ Y tế (2020), Quyết định số 5631/QĐ-BYT, ngày 31/12/2020 về việc ban hành tài liệu Hướng dẫn thực hiện quản lý sử dụng kháng sinh trong bệnh viện, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.
3. Ngô Qúy Châu (2018), Bệnh học Nội Khoa tập 1, Nhà xuất bản Y học, Trường Đại học Y Hà Nội, tr. 71-77.
4. Nguyễn Văn Thành, Cao Thị Mỹ Thúy (2013), Phác đồ Điều trị và Quy trình Kỹ thuật Trong Thực hành Nội khoa Bệnh phổi, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, tr. 37-42. 3
5. Phạm Hùng Vân và Phạm Thái Bình (2013), Kháng sinh - Đề kháng kháng sinh kỹ thuật kháng sinh đồ các vấn đề cơ bản thường gặp, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.
6. Adam T Hill, Anita L Sullivan, James D Chalmers, et al. (2019), British Thoracic Society Guideline for Bronchiectasis in Adults, Thorax.
7. Amorim A., Meira L., Margarida, et al. (2019), Chronic Bacterial Infection Prevalence, Risk Factors, and Characteristics: A Bronchiectasis Population-Based Prospective Study, J. Clin. Med., 8(3), pp. 315, 2019.
8. Anne B Chang, Keith Grimwood, Colin F Robertson, et al. (2012), Antibiotics for Bronchiectasis exacerbations in Children: Rationale and Study Protocol for a Randomised Placebo – controlled Trial, Trials journal.
9. Felix C. Ringshausen, Andres de Roux, Mathias W. Pletz, et al. (2013), Bronchiectasis – Associated Hospitalizations in Germany, 2005-2011: A Population – Based Study of Disease Burden and Trends, Plos one, 8(8).
10. Jarab F., Jarab S. A., Mukattash T., et. al (2020), Antibiotic dosing adjustments in patients with declined kidney function at a tertiary hospital in Jordan, International Journal of Clinical Practice, 74.
11. Huang H. Y., Chung F. T., Lo C. Y., et al. (2020), Etiology and characteristics of patients with bronchiectasis in Taiwan: A cohort study from 2002 to 2016, BMC Pulm. Med., vol. 20, no. 1, pp.1-11.
12. Vikas Goyal, Keith Grimwood, Catherine A Byrnes, et al. (2018), Amoxicilin–clavulanate versus azithromycin for respiratory exacerbations in children with bronchiectasis (BEST-2): a multicentre, double-blind, non-inferiority, randomised controlled trial, Lancet, 392, pp. 1197-206.
13. Verbeeck R. K., Musuamba F. T. (2009), Pharmacokinetics and dosage adjustment in patients with renal dysfunction, Eur J Clin Pharmcol, 65(8), pp.757-73.