NGHIÊN CỨU TÌNH HÌNH TIÊM CHỦNG Ở TRẺ DƯỚI 1 TUỔI VÀ KIẾN THỨC CỦA CÁC BÀ MẸ VỀ TIÊM CHỦNG TẠI QUẬN NINH KIỀU, THÀNH PHỐ CẦN THƠ NĂM 2023

Kha Thị Mỹ Anh1,, Hoàng Quốc Cường2, Lê Phúc Hiển1, Hà Minh Hùng1, Dương Nhật Trường1
1 Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Cần Thơ
2 Sở Y tế thành phố Cần Thơ

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Tiêm chủng là biện pháp hữu hiệu nhất để phòng ngừa các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, đặc biệt là đối với trẻ dưới 1 tuổi. Tuy nhiên hiệu quả tiêm chủng phụ thuộc vào khá nhiều yếu tố, đặc biệt trong đó là kiến thức, thực hành của người chăm sóc trẻ, cụ thể là các bà mẹ. Mục tiêu nghiên cứu: 1. Xác định tỷ lệ tiêm chủng đầy đủ, đúng lịch 8 loại vắc xin và kiến thức của các bà mẹ về tiêm chủng cho trẻ dưới 1 tuổi tại quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ năm 2023; 2. Tìm hiểu một số yếu tố liên quan đến tỷ lệ tiêm chủng ở trẻ dưới 1 tuổi tại quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ năm 2023. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên tổng số 404 bà mẹ có con từ 12–24 tháng tuổi đang sinh sống tại quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ với phương pháp chọn mẫu cụm. Kết quả: Tỷ lệ tiêm chủng đầy đủ là 89,9%; tỷ lệ tiêm chủng đúng lịch 40%; Tỷ lệ bà mẹ có kiến thức chung đúng về tiêm chủng cho trẻ là 57,2%. Tỷ lệ tiêm chủng đầy đủ, đúng lịch có liên quan đến các yếu tố như học vấn, số con, kiến thức chung của bà mẹ về chương trình tiêm chủng, hiểu biết các bệnh truyền nhiễm có vắc xin phòng ngừa, nơi tiêm vắc xin (p<0,05). Kết luận: Tăng cường và đa dạng hóa phương thức truyền thông về các bệnh có vắc xin phòng ngừa để tăng khả năng tiếp cận của người dân, từ đó nâng cao tỷ lệ tiêm chủng đầy đủ, đúng lịch.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. World Health Organization. Global Vaccine Action Plan 2011 - 2020, Switzerland. 2019.
2. UNICEF. All children immunized and healthy, Europe and Central Asia. 2017.
3. Văn phòng Nghiên cứu và Dự đoán Toàn cầu. Tình hình trẻ em thế giới 2023 - Vắc xin cho mọi trẻ em, Hà Nội. 2023.
4. Chính phủ. Nghị quyết số 104/NQ-CP ngày 15 tháng 08 năm 2022 về lộ trình tăng số lượng vắc xin trong chương trình tiêm chủng mở rộng giai đoạn 2021 - 2030, Hà Nội. 2022.
5. Bộ Y tế. Thông tư số 38/2017/TT-BYT ngày 17 tháng 10 năm 2017 về ban hành danh mục bệnh truyền nhiễm, phạm vi và đối tượng phải sử dụng vắc xin, sinh phẩm y tế bắt buộc, Hà Nội. 2017.
6. Trần Trường Giang và cộng sự. Nghiên cứu kiến thức và thực hành tiêm chủng mở rộng cho trẻ dưới 1 tuổi của các bà mẹ có con từ 12-24 tháng tại huyện Thới Bình, tỉnh Cà Mau năm 2022-2023. Tạp chí Y Dược học Cần Thơ, 2023. 70/2024, 26-33, https://doi.org/10.58490/ctump.2024i70.2019.
7. Lê Phúc Hiển và Phạm Thị Tâm. Nghiên cứu tình hình tiêm chủng ở trẻ dưới 1 tuổi và kiến thức của bà mẹ về tiêm chủng tại quận Ô Môn, thành phố Cần Thơ năm 2017, Luận văn chuyên khoa cấp I, Trường Đại học Y Dược Cần Thơ. 2017.
8. Phạm Ngọc Toàn và cộng sự. Thực trạng tiêm chủng đầy dủ, đúng lịch của trẻ dười 1 tuổi và một số yếu tố liên quan tại hyện Yên Thế, Bắc Giang năm 2021. Tạp chí Khoa học Kiểm định Vắc xin và Sinh phẩm Y tế. 2022. 02 (02), 74-80.
9. Từ Lan Vy và Võ Huỳnh Trang. Nghiên cứu tình hình và yếu tố liên quan đến tiêm chủng cho trẻ dưới 1 tuổi của các bà mẹ có con từ 12-24 tháng tuổi tại huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang,
Luận văn Thạc sỹ, Trường Đại học Y Dược Cần Thơ. 2021.
10. Vũ Thị Thúy và các cộng sự. Tỷ lệ tiêm chủng đầy đủ, đúng lịch của trẻ em theo chương trình tiêm chủng mở rộng và các yếu tố liên quan tại thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận. Tạp chí Y học Việt Nam. 2021. 510 (1), 24-28.