ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ GÃY LÚN THÂN ĐỐT SỐNG TRÊN BỆNH NHÂN LOÃNG XƯƠNG BẰNG PHƯƠNG PHÁP BƠM XI MĂNG CÓ BÓNG

Nguyễn Giang Tử1,, Phạm Hoàng Lai2, Nguyễn Lê Hoan2, Nguyễn Thành Tấn2, Nguyễn Chí Nguyện3, Đặng Phước Giàu2, Nguyễn Lâm Minh Tân2
1 Trường Đại Học Y dược Cần Thơ
2 Trường Đại học Y Dược Cần Thơ
3 Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Cần Thơ

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Gãy lún thân đốt sống đang ngày càng phổ biến do nhiều nguyên nhân gây nên: loãng xương, chấn thương cột sống, u máu thân đốt sống, đa u tủy xương,… trong đó gãy lún thân đốt sống do loãng xương là nguyên nhân phổ biến nhất. Tạo hình thân đốt sống bị gãy lún bằng bơm xi măng có bóng là một phương pháp mang lại nhiều lợi ích cho bệnh nhân. Mục tiêu nghiên cứu: Đánh giá đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng, sự cải thiện về lâm sàng và chỉ số góc gù thân sống bằng phương pháp bơm xi măng có bóng trên bệnh nhân có xẹp thân đốt sống do loãng xương. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Thiết kế nghiên cứu mô tả tiến cứu trên 22 bệnh nhân được chẩn đoán gãy lún thân đốt sống vùng ngực – thắt lưng do loãng xương với điều trị bằng phương pháp bơm xi măng có bóng tại Bệnh viện Đại học Y Dược Cần Thơ. Kết quả: Tuổi trung bình: 70,27±10,53 (45-90), chủ yếu > 60 tuổi (90,9%). Tỉ lệ nữ/nam: 6,35/1. 100% loãng xương với T-score ≤ -2,5. 100% bệnh nhân giảm đau ở ngày đầu tiên sau bơm. Điểm VAS trước mổ là 7,32±1,09, sau mổ 1 ngày là 1,27±0,98 và sau 1 tháng là 1,14±1,04. Sau 1 tháng, phân loại kết quả điều trị theo tiêu chuẩn MacNab: 21/22 người bệnh (95,45%) đạt kết quả tốt và khá, 1/22 người bệnh (4,55%) đạt mức trung bình, không có bệnh nhân nào đạt kết quả kém. Hiệu quả phục hồi chiều cao thân đốt sống từ 67,63±11,03% lên 81.82±6,33%. Các góc gù thân sống, góc Cobb cải thiện sau bơm có ý nghĩa thống kê được duy trì sau 1 tháng theo dõi.  Kết luận: Phương pháp bơm xi măng có bóng là một phương pháp can thiệp tối thiểu, an toàn có hiệu quả cao trong việc giảm đau và cải thiện chiều cao thân đốt sống ở bệnh nhân bị xẹp đốt sống có loãng xương.   

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Hoang, D.K., et al., Burden of osteoporosis in Vietnam: An analysis of population risk. PLoS One. 2021. 16(6), e0252592. https://doi.org/10.1371/journal.pone.0252592.
2. Lee, J.H., et al., Segmental deformity correction after balloon kyphoplasty in the osteoporotic vertebral compression fracture. J Korean Neurosurg Soc. 2007. 42(5), 371-6, https://doi.org/10.3340/jkns.2007.42.5.371.
3. Đỗ Mạnh Hùng, Nghiên cứu ứng dụng tạo hình đốt sống bằng bơm cement có bóng cho bệnh nhân xẹp đốt sống do loãng xương. 2018.
4. Vũ Văn Cường, Đinh Ngọc Sơn, và Nguyễn Viết Lực, Kết quả bơm xi măng có bóng điều trị bệnh xẹp đột sống có loãng xương vùng bản lề ngực-thắt lưng tại bệnh viện việt đức. Tạp chí Y học Việt Nam, 2024. 534(1), https://doi.org/10.51298/vmj.v534i1.8087,
5. Self, M., et al., Analysis of injected cement volume and clinical outcomes following kyphoplasty for vertebral compression fractures. Surg Neurol Int, 2020. 11: p. 56. https://doi.org/10.25259/SNI_22_2020
6. Maestretti, G., et al., Prospective study of standalone balloon kyphoplasty with calcium phosphate cement augmentation in traumatic fractures. Eur Spine J, 2007. 16(5), 601-10. https://doi.org/10.1007/s00586-006-0258-x.
7. Taylor, R.S., P. Fritzell, andR.J. Taylor, Balloon kyphoplasty in the management of vertebral compression fractures: an updated systematic review and meta-analysis. Eur Spine J. 2007. 16(8), 1085-100. https://doi.org/10.1007/s00586-007-0308-z.
8. Kircelli, A. and I. Coven, Percutaneous Balloon Kyphoplasty Vertebral Augmentation for Compression Fracture Due to Vertebral Metastasis: A 12-Month Retrospective Clinical Study in 72 Patients. Med Sci Monit. 2018. 24, 2142-2148, https://doi.org/10.12659/msm.909169.
9. Yang, S., et al., Risk factors and correlation of secondary adjacent vertebral compression fracture in percutaneous kyphoplasty. 2016. 36(PA), 138-142, https://doi.org/10.1016/j.ijsu.2016.10.030.
10. Nguyễn Đình Hòa, Vũ Đức Đạt, và Nguyễn Hoài Thu, Kết quả tạo hình thân đốt sống ngực bằng bơm xi măng sinh học có bóng cho bệnh nhân xẹp đốt sống do loãng xương. Tạp chí Y học Việt Nam. 2020. 487(1&2), 191-195, https://doi.org/10.51298/vmj.v536i1.8653.