THỰC TRẠNG KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ, THỰC HÀNH VỀ SỨC KHỎE SINH SẢN VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN Ở HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TẠI THÀNH PHỐ SÓC TRĂNG, TỈNH SÓC TRĂNG NĂM 2023
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Đặt vấn đề: Sức khỏe sinh sản là một trong những yếu tố quan trọng có ý nghĩa quyết định đến sự phát triển lành mạnh về thể chất và tinh thần đối với vị thành niên. Tuy nhiên, kiến thức, kỹ năng về chăm sóc sức khỏe sinh sản của vị thành niên hiện nay còn hạn chế. Mục tiêu nghiên cứu: Xác định tỷ lệ học sinh có kiến thức, thái độ, thực hành đúng về sức khỏe sinh sản và tìm hiểu một số yếu tố liên quan ở học sinh trung học phổ thông tại Thành phố Sóc Trăng, tỉnh Sóc Trăng năm 2023. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang có phân tích, sử dụng bộ câu hỏi tự điền khuyết danh để thu thập số liệu và áp dụng phương pháp chọn mẫu cụm qua 03 giai đoạn với cỡ mẫu 666 học sinh ở 2 trường trung học phổ thông tại Thành phố Sóc Trăng. Kết quả: Tỷ lệ học sinh có kiến thức chung, thái độ chung và thực hành chung về sức khỏe sinh sản đúng lần lượt là 75,4%, 80,5% và 68,6%. Một số yếu tố có liên quan đến kiến thức của học sinh gồm: giới tính, môi trường sống khi học tập và việc tham gia lớp học/buổi tuyên truyền về sức khỏe sinh sản. Một số yếu tố liên quan đến thái độ của học sinh gồm: giới tính và việc tham gia lớp học/buổi tuyên truyền về sức khỏe sinh sản. Có mối liên quan giữa kiến thức chung với thái độ chung và thực hành chung về sức khỏe sinh sản của học sinh. Kết luận: Kiến thức, thái độ, thực hành đúng về sức khỏe sinh sản của học sinh vẫn còn thấp. Các giải pháp truyền thông, giáo dục kết hợp trong và ngoài nhà trường cần được thực hiện để nâng cao kiến thức, thái độ và thực hành về sức khỏe sinh sản của học sinh.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Kiến thức, thái độ, thực hành, sức khỏe sinh sản, Sóc Trăng
Tài liệu tham khảo
2. Jacqueline E. Darroch VW, Akinrinola Bankole, Lori S. Ashford. Costs and Benefits of Meeting the Contraceptive Needs of Adolescents. 2016. 1,12.
3. WHO - Bộ Y tế - Bộ Giáo dục và Đào tạo. Báo cáo khảo sát hành vi sức khỏe học sinh toàn cầu tại Việt Nam năm 2019.
4. Bộ Y tế. Kế hoạch hành động quốc gia về chăm sóc sức khỏe sinh sản, sức khỏe tình dục cho vị thành niên, thanh niên giai đoạn 2020-2025. Hà Nội.
5. Lê Bích Quyên và cộng sự. Nghiên cứu kiến thức, thái độ và thực hành về sức khỏe sinh sản ở học sinh thuộc các trường trung học phổ thông tại huyện Kế Sách, tỉnh Sóc Trăng năm 2021. Tạp chí Y Dược học Cần Thơ. 2022. 54, 84-91, https://doi.org/10.58490/ctump.2022i54.362.
6. Nguyễn Bá Nam và cộng sự. Kiến thức, thái độ và thực hành chăm sóc sức khỏe sinh sản của học sinh trung học phổ thông tại quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ năm 2019. Tạp chí Y học Dự phòng. 30 (4), 116-122, https://doi.org/10.51403/0868-2836/2020/227.
7. Trương Thị Vân Anh, Nguyễn Tấn Đạt. Nghiên cứu kiến thức, thái độ, thực hành về chăm sóc sức khỏe sinh sản và nhu cầu giáo dục giới tính của học sinh trung học cơ sở tại quận Ninh Kiều,
TP. Cần Thơ năm 2014. Đề tài NCKH công nghệ cấp trường. Trường Đại học Y Dược Cần Thơ.
8. Nguyễn Thúy Hà, Đàm Khải Hoàn, Đặng Thị Minh Nguyệt. Kiến thức, thái độ và thực hành về chăm sóc sức khỏe sinh sản ở học sinh trung học phổ thông, Thành phố Thái Nguyên. Tạp chí Y học Việt Nam. 2023. 531(2), 411-415, https://doi.org/10.51298/vmj.v531i2.7217.
9. Trần Quốc Thắng, Đinh Thị Vân, Đào Xuân Vinh, Trần Thị Lý. Kiến thức, thái độ và thực hành chăm sóc sức khỏe sinh sản của học sinh trung học phổ thông Tiên Hưng, Đông Hưng, Thái Bình năm 2023. Tạp chí Y học Cộng đồng. 2024. 65 (1), 244-251, https://doi.org/10.52163/yhc.v65i1.906. 10. Nguyễn Ngọc Nghĩa, Nguyễn Thị Quỳnh, Trần Mỹ Hương. Khảo sát kiến thức, thái độ và thực hành về sức khỏe sinh sản ở học sinh trường THPT Lý Thường Kiệt, Thành phố Yên Bái năm 2023. Tạp chí Y học Việt Nam. 2024. 535(2), 286- 290, https://doi.org/10.51298/vmj.v535i2.8532.