NGHIÊN CỨU VAI TRÒ MỔ TỬ THI TRONG GIẢNG DẠY GIẢI PHẪU TẠI KHOA Y TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGUYỄN TẤT THÀNH

Trần Phương Nam1,, Lê Quang Tuyền1
1 Trường Đại học khoa học sức khỏe, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Từ xưa, thực hành trên mổ tử thi đã được sử dụng rộng rãi như một phương pháp giảng dạy và học tập thực tế cho giáo dục giải phẫu trên toàn cầu. Covid-19 đã gây ra những ảnh hưởng đáng kể đến giảng dạy giải phẫu, trong việc chuyển đổi từ lớp học trực tiếp sang học tập ảo. Một vấn đề quan trọng của giảng dạy giải phẫu học đòi hỏi cần cân nhắc vai trò của việc thực hành mổ tử thi trong thời kỳ hậu COVID-19. Mục tiêu nghiên cứu: So sánh sự khác biệt kết quả thi giải phẫu đại cương và giải phẫu module giữa nhóm sinh viên thực hành mổ tử thi (K20) và nhóm sinh viên không thực hành mổ tử thi (K21). Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên tất cả sinh viên ngành Y đa khoa khóa 2020 và khóa 2021 tại Khoa Y – Đại học Nguyễn Tất Thành. Kết quả: Khóa K20 có tỉ lệ điểm thi hết môn giải phẫu đại cương đạt loại A đến D chiếm 86,8% cao hơn so với 60,11% của nhóm K21. Điểm thi giải phẫu module của nhóm K20 trung bình là 4,7 cao hơn có ý nghĩa thống kê với độ tin cậy 95% so với 4,2 của nhóm K21. Kết luận:  Mổ tử thi là công cụ có thể giúp sinh viên học giải phẫu hiệu quả hơn. Các trường y khoa nên tích hợp việc mổ tử thi với các phương pháp giảng dạy giải phẫu khác để khuyến khích tương tác giữa các sinh viên trong quá trình học giải phẫu.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Estai M. and Bunt. S. Best teaching practices in anatomy education: A critical review. Ann Anat. 2016. 208, 151-157, doi: 10.1016/j.aanat.2016.02.010.
2. Smith C.F. and Mathias H. S. What impact does anatomy education have on clinical practice. Clin Anat. 2011. 24(1), 113-9, doi: 10.1002/ca.21065.
3. Iwanaga J. et al. A review of anatomy education during and after the COVID-19 pandemic: Revisiting traditional and modern methods to achieve future innovation. Clin Anat. 2021. 34(1), 108-114, doi: 10.1002/ca.23655.
4. Singal A., Bansal A. and Chaudhary P. Cadaverless anatomy: Darkness in the times of pandemic Covid-19. Morphologie. 2020. 104(346), 147-150, doi: 10.1016/j.morpho.2020.05.003.
5. Alsoufi A. et al. Impact of the COVID-19 pandemic on medical education: Medical students' knowledge, attitudes, and practices regarding electronic learning. PLoS One. 2020. 15(11), 2429, doi: 10.1371/journal.pone.0242905.
6. Onigbinde O.A. et al. The place of cadaveric dissection in post-COVID-19 anatomy education. Morphologie. 2021. 105(351), 259-266, doi: 10.1016/j.morpho.2020.12.004.
7. Huynh N. et al. Anatomy by Whole Body Dissection as an Elective: Student Outcomes. J Surg Educ. 2021. 78(2), 492-501, doi: 10.1016/j.jsurg.2020.07.041.
8. Tandon A. et al. Perceptions of medical students towards autopsy teaching and its significance. Medicine, Science and the Law. 2019. 59(3), 143-148, doi: 10.1177/0025802419855448.
9. Edussuriya D. et al. Perceptions of medical students on autopsy and its significance as a teachinglearning method. Sri Lanka Journal of Medicine. 2021. 30, 44, doi:10.4038/sljm.v30i1.235.
10. Williams S.R. et al. Prosection or Dissection: Which is Best for Teaching the Anatomy of the Hand and Foot. Anat Sci Educ. 2019. 12(2), 173-180, doi: 10.1002/ase.1808.
11. Anders S. et al. Autopsy in undergraduate medical education--what do students really learn? Int J Legal Med. 2014. 128(6), 1031-8, doi: 10.1007/s00414-014-0974-4.
12. Abdullah N.K. et al. The need for mandatory autopsy teaching in Forensic Medicine for medical students. Autops Case Rep. 2024. 14, 20-24, doi: 10.4322/acr.2024.509.
13. Barker T. et al. The role of cadaveric simulation in talus fracture research: A scoping review. Foot Ankle Surg. 2022. 28(8), 1177-1182, doi: 10.1016/j.fas.2022.06.005.
14. Pizzimenti M.A. et al. Dissection and dissection-associated required experiences improve student performance in gross anatomy: Differences among quartiles. Anat Sci Educ. 2016. 9(3), 238-46, doi: 10.1002/ase.1574.