ĐẶC ĐIỂM HÌNH ẢNH VÀ ĐỘ TƯƠNG THÍCH CỦA CẮT LỚP VI TÍNH VÀ CỘNG HƯỞNG TỪ TRONG CHẨN ĐOÁN CHẤN THƯƠNG CỘT SỐNG NGỰC – THẮT LƯNG
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Đặt vấn đề: Chấn thương cột sống ngực – thắt lưng là một bệnh lý ngoại khoa thường gặp tại Việt Nam. Chẩn đoán và đánh giá chính xác tính chất mất vững rất cần thiết để lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp nhất. Việc xác định độ tương thích của cắt lớp vi tính với cộng hưởng từ trong đánh giá tính chất mất vững của cột sống sẽ rất có giá trị trong điều trị bệnh nhân chấn thương cột sống ngực – thắt lưng. Mục tiêu nghiên cứu: Nghiên cứu đặc điểm hình ảnh và độ tương thích của cắt lớp vi tính và cộng hưởng từ trong chẩn đoán chấn thương cột sống ngực – thắt lưng. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang, tiến cứu được thực hiện trên những bệnh nhân được chẩn đoán lâm sàng là chấn thương cột sống ngực – thắt lưng (T1–L5), được chụp cắt lớp vi tính và cộng hưởng từ tại Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ từ tháng 7/2022 đến tháng 5/2024. Kết quả: Nghiên cứu ghi nhận 35 trường hợp chấn thương cột sống ngực – thắt lưng (10 nam và 25 nữ), có độ tuổi từ 18-86. Vị trí chấn thương thường gặp nhất là T11–L2 (77,1%) và ít gặp nhất là T1–T10 (2,9%). Có độ đồng thuận từ khá đến gần như hoàn toàn giữa cắt lớp vi tính và cộng hưởng từ trong đánh giá tính chất mất vững của cột sống ngực – thắt lưng sau chấn thương với kappa từ 0,565 đến 0,951 (p<0,001). Kết luận: Kết hợp cắt lớp vi tính và cộng hưởng từ có vai trò quan trọng trong việc chẩn đoán vị trí, hình thái gãy, tổn thương tủy sống, mô mềm xung quanh và xác định tính chất mất vững của chấn thương cột sống ngực – thắt lưng góp phần vào việc lựa chọn phương pháp điều trị thích hợp cho bệnh nhân.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Chấn thương cột sống ngực - thắt lưng, cắt lớp vi tính, cộng hưởng từ, độ tương thích, tính chất mất vững
Tài liệu tham khảo
2. Pizones J., Castillo E. Assessment of acute thoracolumbar fractures: challenges in multidetector computed tomography and added value of emergency MRI. Semin Musculoskeletal Radiology. 2013. 17(4), 389-95, doi: 10.1055/s-0033-1356468.
3. Rajasekaran S., Vaccaro A.R., Kanna R.M., Schroeder G.D., Oner F.C., et al. The value of CT and MRI in the classification and surgical decision-making among spine surgeons in thoracolumbar spinal injuries. European Spine Journal. 2017. 26(5), 1463-1469, doi: 10.1007/s00586-016-4623-0.
4. Aly M.M., Al-Shoaibi A.M., Alzahrani A.J., Al Fattani A. Analysis of the Combined Computed Tomography Findings Improves the Accuracy of Computed Tomography for Detecting Posterior Ligamentous Complex Injury of the Thoracolumbar Spine as Defined by Magnetic Resonance Imaging. World Neurosurgery. 2021. 151, e760-e770, doi: 10.1016/j.wneu.2021.04.106.
5. Kim S., Yoon C.S., Ryu J.A., Lee S., Park Y.S., et al. A comparison of the diagnostic performances of visceral organ-targeted versus spine-targeted protocols for the evaluation of spinal fractures using sixteen-channel multidetector row computed tomography: is additional spine-targeted computed tomography necessary to evaluate thoracolumbar spinal fractures in blunt trauma victims?. The Journal of Trauma: Injury, Infection, and Critical Care. 2010. 69(2), 437-46, doi: 10.1097/TA.0b013e3181e491d8.
6. Lang S., Walter N., Freigang V., Neumann C., Loibl M., et al. Increased incidence of vertebral fractures in German adults from 2009 to 2019 and the analysis of secondary diagnoses, treatment, costs, and in-hospital mortality. Scientific Reports. 2023. 13(1), 6984, doi: 10.1038/s41598-023-31654-0.
7. Đỗ Mạnh Hùng, Vũ Văn Cường, Đỗ Anh Tuấn. Đặc điểm lâm sàng, chẩn đoán hình ảnh của các bệnh nhân gù cột sống đoạn bản lề ngực-thắt lưng sau chấn thương. Tạp chí y học Việt Nam. 2023. 528(2), 182-186, doi: 10.51298/vmj.v528i2.6109.
8. Almigdad A., Alazaydeh S., Mustafa MB., Alshawish M., Abdallat AA. Thoracolumbar spine fracture patterns, etiologies, and treatment modalities in Jordan. Journal of Trauma and Injury. 2023. 36(2), 98-104, doi: 10.20408/jti.2022.0068.
9. Joaquim A.F., Lawrence B., Daubs M., Brodke D., Tedeschi H., et al. Measuring the impact of the Thoracolumbar Injury Classification and Severity Score among 458 consecutively treated patients. The Journal of Spinal Cord Medicine. 2014. 37(1), 101-6, doi: 10.1179/2045772313Y.0000000134.
10. Lê Hữu Trì. Đặc điểm hình thái tổn thương và kết quả phẫu thuật điều trị gãy cột sống ngực, thắt lưng đa tầng. 2020. Học viện quân y. 124.
11. Baaj A.A., Gantwerker B. R., Theodore N., Uribe J. S., Vale F. L., et al. Radiographic assessment of thoracolumbar fractures based on axial zones. Journal of Spinal Disorders and Techniques. 2014. 27(2), 59-63, doi: 10.1097/BSD.0b013e318250ebf0. 12. Ngô Tuấn Tùng. Đánh giá kết quả phẫu thuật chấn thương cột sống đoạn bản lề ngực – thắt lưng mất vững tại bệnh viện Hữu nghị Việt Đức. Đại học Y Hà Nội. 2015. 88.
13. Lewkonia, P., Paolucci E.O., Thomas K. Reliability of the thoracolumbar injury classification and severity score and comparison with the denis classification for injury to the thoracic and lumbar spine. Spine (Phila Pa 1976). 2012. 37(26), 2161-7, doi:
10.1097/BRS.0b013e3182601469.
14. Denis F. The three column spine and its significance in the classification of acute thoracolumbar spinal injuries. Spine (Phila Pa 1976). 1983. 8(8), 817-31, doi: 10.1097/00007632-19831100000003.
15. Khurana B., Prevedello L. M., Bono C. M., Lin E., McCormack S. T., et al. CT for thoracic and lumbar spine fractures: Can CT findings accurately predict posterior ligament complex injury?. European Spine Journal. 2018. 27(12), 3007-3015, doi: 10.1007/s00586-018-5712-z.