NGHIÊN CỨU CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG, MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN Ở BỆNH NHÂN HỘI CHỨNG RUỘT KÍCH THÍCH TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH SÓC TRĂNG NĂM 2023-2024

Phùng Thị Bích Tuyền1,, Thái Thị Ngọc Thúy1
1 Trường Đại học Y Dược Cần Thơ

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

 Đặt vấn đề: Hội chứng ruột kích thích là một rối loạn chức năng đường tiêu hóa để lại một gánh nặng lớn về kinh tế - xã hội, ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống của bệnh nhân. Tác động về mặt kinh tế trực tiếp liên quan tới chi phí điều trị kéo dài tốn kém. Mục tiêu nghiên cứu: Mô tả chất lượng cuộc sống và xác định một số yếu tố liên quan đến chất lượng đến chất lượng cuộc sống ở bệnh nhân hội chứng ruột kích thích tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Sóc Trăng năm 2023-2024. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu sử dụng thiết kế cắt ngang trên 246 bệnh nhân nhằm mô tả chất lượng cuộc sống và xác định một số yếu tố liên quan hội chứng ruột kích thích đang điều trị tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Sóc Trăng năm 2023-2024. Kết quả: Tỷ lệ bệnh nhân hội chứng ruột kích thích có chất lượng cuộc sống mức độ tốt là 35,8%, 30,5% mức độ kém và 33,7% mức độ rất kém. Nghiên cứu ghi nhận liên quan giữa CLCS ở bệnh nhân HCRKT phân loại mức độ triệu chứng, aOR=13,059, (KTC 95%: 2,754-61,925, p=0,001). Kết luận: Chất lượng cuộc sống của bệnh nhân hội chứng ruột kích thích mức độ kém và rất kém là 64,2%. Kế hoạch điều trị cần quan tâm nhiều hơn đến những bệnh nhân điều kiện kinh tế khó khăn và những bệnh nhân có bệnh kèm theo.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Bộ môn nội. Bệnh lý đại tràng, Giáo trình nội bệnh lý 1, Trường Đại học Y Dược Cần thơ. 2017. 65-68.
2. Nguyễn Trường Sơn. Đánh giá chất lượng cuộc sống ở bệnh nhân hội chứng ruột kích thích. Tạp chí Y Học Việt Nam. 2022. Tập 511, tháng 2, số 1, 2022, 223-226, DOI: https://doi.org/10.51298/vmj.v511i1.2085.
3. Võ Duy Thông. Hiệu quả thuốc Sulpiride trong cải thiện chất lượng cuộc sống ở bệnh nhân hội chứng ruột kích thích. Tạp chí Y Học Việt Nam. 2021. Tập 502, tháng 5, số 1, 64-68, DOI: https://doi.orgn/10.51298/vmj.v502i1.557.
4. Phan Trung Nam. Nghiên cứu rối loạn lo âu, trầm cảm bằng thang điểm HADS ở bệnh nhân hội chứng ruột kích thích. Tạp chí Y Dược học quân sự. 2023. Số 4 – 2023, 103-113, http://doi.org/10.56535/jmpm.v48i4.318.
5. Phạm Minh Thiên. Nghiên cứu tình hình và đánh giá kết quả điều trị bằng thang điểm chất lượng cuộc sống ở người bệnh hội chứng ruột kích thích đến phòng khám tiêu hóa bệnh viên đa khoa cả mau năm 2022-2024. Tạp chí Y Dược Học Cần Thơ. 2023. Số 64/2023, 181-185, https://doi.org/10.58490/ctump.2023i64.1968.
6. Black C.J. & Ford A.C. Global burden of irritable bowel syndrome: trends, predictions and risk factors. Nature Reviews Gastroenterology & Hepatology. 2020, 17, 473-486. DOI: 10.1038/s41575-020-0286-8.
7. Bộ Lao Động – Thương Binh và Xã Hội. Quyết định công bố kết quả rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo năm 2023 theo tiêu chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2022-2025. Quyết định số 134/QĐBLĐTBVXH, Hà Nội, 2024.
8. Vivek C.Goodoory et al. Impact of Rome IV irritable bowel syndrome on work and activities of daily living. Alimentary Pharmacology & Therapeutics. 2022. Sep, 56(5), 844-856, doi: 10.1111/apt.17132. 9. Eric D.Shah and Sarah K.Ballou. Health Economic Studies Are Important for Patients With Irritable Bowel Syndrome and Their Gastroenterologists. Clinical Gastroenterology and Hepatology. 2021. Volume 19, issue 1, 43-45. DOI: 10.1016/j.cgh.2020.05.022.
10. Sanaz Soltani et al. Adherence to Dietary Approaches to Stop Hypertension Eating Plan and Prevalence of Irritable Bowel Syndrome in Adults. Journal of Neurogastroenterology and motility. 2021. Jan 30, 27(1), 78-86. DOI: 10.5056/jnm20007.
11. Raika Jamali et al. Evaluation of health related quality of life in irritable bowel syndrome patients. Health and Quality of Life Outcomes. 2012. 10(12), doi: 10.1186/1477-7525-10-12.