ĐẶC ĐIỂM VI KHUẨN HỌC VÀ TÌNH HÌNH ĐỀ KHÁNG KHÁNG SINH Ở BỆNH NHÂN ĐỢT CẤP BỆNH PHỔI TẮC NGHẼN MẠN TÍNH KIỂU HÌNH NHIỀU ĐỢT CẤP

Phan Duy Trinh1,, Cao Thị Mỹ Thúy2,3, Huỳnh Thanh Hiền3, Nguyễn Ngọc Phương Anh1
1 Bệnh viện Đa khoa tỉnh Long An
2 Bệnh viện Đa khoa Trung Ương Cần Thơ
3 Trường Đại học Y Dược Cần Thơ

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Ở bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính kiểu hình nhiều đợt cấp, phần lớn đợt cấp mắc phải là mức độ nặng và nhiễm trực khuẩn gram âm kháng thuốc. Nghiên cứu về tình hình đề kháng kháng sinh là vô cùng cần thiết, tác động tích cực đến kết quả điều trị. Mục tiêu nghiên cứu: Mô tả đặc điểm vi khuẩn học và tình hình đề kháng kháng sinh ở bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính kiểu hình nhiều đợt cấp. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang thực hiện trên 46 bệnh nhân được chẩn đoán đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính kiểu hình nhiều đợt cấp có kết quả cấy đàm dương tính vào viện tại khoa Nội Phổi-Thận Bệnh viện Đa khoa tỉnh Long An từ tháng 04/2023 đến tháng 04/2024. Kết quả: Tuổi trung bình của bệnh nhân tham gia nghiên cứu là 73,5 tuổi, nam giới chiếm đa số, thường gặp đồng mắc tăng huyết áp và đái tháo đường. Tỷ lệ vi khuẩn phân lập được chủ yếu là vi khuẩn gram âm chiếm đến 90% với tỷ lệ nhiễm hàng đầu là Klebsiella pneumoniae (38%), kế đến là Acinetobacter baumannii (23%), Pseudomonas aeruginosa (13%), Escherichia coli (11%). Klebsiella pneumoniae đề kháng gần 70% với cephalosporin và quinolon, 50% với carbapenem. Acinetobacter baumannii đề kháng >60% với tất cả các kháng sinh, trung gian với colistin. Pseudomonas aeruginosa đề kháng 50% với các quinolon và kháng 70% với carbapenem, nhạy cảm >60% với các cephalosporin và aminoglycosid. Kết luận: Vi khuẩn gram âm là nhóm vi khuẩn thường gặp nhất ở bệnh nhân đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính kiểu hình nhiều đợt cấp. Tình hình đề kháng của nhóm vi khuẩn này với cephalosporin, quinolon và đặc biệt với các carbapenem là vấn đề đáng báo động. 

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Global initative for chronic of obstructive lung disease. GOLD Report. 2023. https://goldcopd.org/2023-gold-report-2/.
2. Donaldson G.C., Seemungal T.A.R., Bhowmik A., and Wedzicha J.A. Relationship between exacerbation frequency and lung function decline in chronic obstructive pulmonary disease. Thorax. 2002. 57(10), 847-52, doi: 10.1136/thorax.57.10.847.
3. Hồ Thị Hoàng Quyên, Trần Văn Ngọc. Đặc điểm lâm sàng, các yếu tố nguy cơ tử vong ở bệnh nhân đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính nhóm D nhập viện. Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh. 2018. 22(2), 202-210, https://tapchiyhoctphcm.vn/upload/2018/22%202noikhoa2/202.pdf.
4. Jones T.P.W., Brown J., Hurst J.R., Vancheeswaran R., Brill S. COPD exacerbation phenotypes in a real-world five year hospitalisation cohort. Respir Med. 2020. 167, 105979, doi: 10.1016/j.rmed.2020.105979.
5. Anthonisen N.R., Manfreda J., Warren C.P., Hershfield E.S., Harding G.K. et al. Antibiotic therapy in exacerbations of chronic obstructive pulmonary disease. Ann Intern Med. 1987. 106(2), 196-204, doi: 10.7326/0003-4819-106-2-196.
6. Nguyễn Văn Thành, Đinh Ngọc Sỹ, Trần Văn Ngọc, Phạm Hùng Vân, Cao Thị Mỹ Thúy. Đặc điểm lâm sàng và vi sinh gây bệnh trên bệnh nhân đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính nhập viện. Tạp chí Y học Việt Nam. 2021. 2(4), 168-171, doi: 10.51298/vmj.v501i2.523.
7. Nguyễn Thị Linh Tuyền, Ngô Trần Ái Linh, Trần Hoàng Lâm, Võ Thị Yến Nhi. Đặc điểm vi khuẩn gây đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Kiên Giang năm 2020. Tạp chí Y Dược học Cần Thơ. 2020. 43, 81-88, https://tapchi.ctump.edu.vn/index.php/ctump/article/view/1084.
8. Lin S.H., Kuo P.H., Hsueh P.R., Yang P.C., Kuo S.H. Sputum bacteriology in hospitalized patients with acute exacerbation of chronic obstructive pulmonary disease in Taiwan with an emphasis on Klebsiella pneumoniae and Pseudomonas aeruginosa. Respirology. 2007. 12, 8187, doi: 10.1111/j.1440-1843.2006.00999.x.