ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG CỦA BỆNH NHÂN THỦY ĐẬU TẠI BỆNH VIỆN DA LIỄU THÀNH PHỐ CẦN THƠ NĂM 2020-2022
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Đặt vấn đề: Thủy đậu là bệnh da nhiễm trùng cấp tính do virus Varicella Zoster gây ra với biểu hiện lâm sàng là các mụn nước, mụn nước rốn lõm cùng tồn tại rải rác khắp cơ thể. Bệnh lây truyền do hít phải virus trong giọt nước bọt lơ lửng trong không khí hoặc tiếp xúc trực tiếp với dịch tiết của thương tổn trên da người bệnh. Mục tiêu nghiên cứu: Mô tả đặc điểm lâm sàng của bệnh nhân thủy đậu tại Bệnh viện Da liễu thành phố Cần Thơ năm 2020-2022. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Mô tả cắt ngang trên 228 bệnh nhân được chẩn đoán thủy đậu điều trị tại Bệnh viện Da Liễu thành phố Cần Thơ năm 2020-2022. Kết quả: Bệnh thường gặp ở nhóm tuổi 20-39 tuổi, ở cả hai giới. Bệnh gặp nhiều nhất vào tháng 1. Đa số trường hợp không rõ yếu tố dịch tễ và chưa chủng ngừa. Triệu chứng sốt chiếm tỉ lệ cao nhất. Tất cả trường hợp có mụn nước, mụn nước rốn lõm và nhiều hơn một loại thương tổn cùng tồn tại trên một vùng da. Thương tổn phân bố rải rác khắp cơ thể. Vị trí gặp nhiều nhất là ở đầu mặt cổ và ở thân mình. Tỷ lệ sẹo của nhóm nhập viện trước 72 giờ so với nhóm nhập viện sau 72 giờ khác biệt có ý nghĩa thống kê. Kết luận: Bệnh thuỷ đậu thường gặp ở nhóm tuổi 20-39 tuổi, ở cả hai giới với biểu hiện là mụn nước, mụn nước rốn lõm, thương tổn nhiều lứa tuổi cùng tồn tại, phân bố rải rác khắp cơ thể. Đa số trường hợp không rõ yếu tố dịch tễ và chưa chủng ngừa.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Thủy đậu, đặc điểm lâm sàng, virus Varicella Zoster
Tài liệu tham khảo
2. Quách Thị Hà Giang (2011), Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và hiệu quả điều trị bệnh thuỷ đậu bằng Acyclovir, Luận văn bác sĩ nội trú, Trường Đại học Y Hà Nội.
3. Đoàn Thu Nga (2016), Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, các yếu tố liên quan và kết quả điều trị bệnh thủy đậu bằng Acyclovir tại Bệnh viện Da liễu Cần Thơ năm 2015-2016, Luận văn bác sĩ đa khoa, Trường Đại học Y Dược Cần Thơ.
4. Trần Văn Tiến (2013), Nghiên cứu tình hình và đặc điểm lâm sàng của bệnh thuỷ đậu tại Bệnh viện Da liễu Trung Ương, Tạp chí y học Việt Nam tháng 5/2013, 406(2), tr. 4-8.
5. Chang, Xinyan and Chen, Min (2022), Research progress of varicella and its immunoprophylaxis, Frontiers in Medical Science Research, 4(5).
6. Gupta, Vivek, Kumar, Surinder, and Mahajan, Saurabh (2021), Seasonal variation and role of meteorological conditions in reported chicken pox cases in a residential hostel of Ramgarh, International Journal of Community Medicine and Public Health, 8(3), pp. 1191.
7. Leung, Alexander KC, Kao, C Pion, and Sauve, Reginald S (2001), Scarring resulting from chickenpox, Pediatric dermatology, 18(5), pp. 378-380.
8. Tommasi, Cristina and Breuer, Judith (2022), The Biology of Varicella-Zoster Virus Replication in the Skin, Viruses, 14(5), pp. 982.
9. Wang, Qiang, et al. (2021), Economic evaluation of varicella vaccination strategies in Jiangsu province, China: A decision-tree Markov model, Human Vaccines & Immunotherapeutics, 17(11), pp. 4194-4202.
10. Wilson, Michael and Wilson, Philippa JK (2021), Chickenpox, Close Encounters of the Microbial Kind, Springer, pp. 123-135.