NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG VÀ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ BẰNG PHÁC ĐỒ CÓ PHỐI HỢP DAPAGLIFLOZIN Ở BỆNH NHÂN SUY TIM MẠN CÓ PHÂN SUẤT TỐNG MÁU GIẢM NHẸ TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA KIÊN GIANG NĂM 2023 – 2024

Võ Văn Như1,, Huỳnh Trung Cang2, Nguyễn Duy Khương3, Đặng Nguyễn Hồng Ngọc3
1 Bệnh viện Đa khoa Kiên Giang
2 Bệnh viện Đa khoa tỉnh Kiên Giang
3 Trường Đại học Y Dược Cần Thơ

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Suy tim phân suất tống máu giảm nhẹ được định nghĩa khi phân suất tống máu thất trái 41–49%. Hiện nay, bệnh lý Suy tim phân suất tống máu giảm nhẹ có tỷ lệ mắc tăng dần theo tuổi, do đó việc điều trị tích cực phối hợp sớm nhiều nhóm thuốc theo khuyến cáo giúp cải thiện tỷ lệ tái nhập viện và tử vong. Mục tiêu nghiên cứu: Đánh giá kết quả điều trị bằng phác đồ có phối hợp dapagliflozin ở bệnh nhân suy tim mạn có phân suất tống máu giảm nhẹ. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang, có can thiệp không nhóm chứng trên 41 bệnh nhân được chẩn đoán suy tim có phân suất tống máu giảm nhẹ tại Bệnh viện Đa khoa Kiên Giang. Kết quả: Độ tuổi trung bình trong nghiên cứu 65,7 ± 13,3; Nam giới chiếm tỷ lệ cao hơn so với nữ giới (57,2% so với 46,3%); tiền sử gia đình mắc suy tim (12,2%); số năm mắc suy tim 4,8 ± 2,2. NT-proBNP cải thiện rõ rệt (1046,1 ± 2941,9 pg/mL giảm mạnh còn 145,3 ± 38,2 pg/mL). Sau 3 tháng theo dõi, kết quả tỷ lệ tái nhập viện là 12,2% (tháng thứ 1), và 17,1% (trong 3 tháng). Kết luận: Phối hợp phác đồ có dapagliflozin trong điều trị suy tim với phân suất tống máu giảm nhẹ cho thấy hiệu quả trong việc cải thiện các triệu chứng lâm sàng, giảm nồng độ NT-proBNP và giảm tỷ lệ tái nhập viện trong vòng 3 tháng.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Bộ Y tế. Hướng dẫn chẩn đoán và điều tri suy tim mạn tính. Ban hành kèm theo Quyết định số 1857/QĐBYT ngày 05 tháng 7 năm 2022, Hà Nội. 2022.
2. McDonagh TA., Metra M. ESC Guidelines for the diagnosis and treatment of acute and chronic heart failure. European Heart Journal. 2021. 42(36), 3599-3726, DOI: 10.1093/eurheartj/ehab368.
3. Zelniker TA., Wiviott SD., Raz I., Im K., Goodrich EL., Bonaca MP., et al. SGLT2 inhibitors for primary and secondary prevention of cardiovascular and renal outcomes in type 2 diabetes: a systematic review and meta-analysis of cardiovascular outcome trials. Lancet. 2019. 393(10166), 31-39, doi: 10.1016/S0140-6736(18)32590-X.
4. Vergaro, Giuseppe, Ghionzoli, Nicolò, Innocenti, et al. Noncardiac versus cardiac mortality in heart failure with preserved, midrange, and reduced ejection fraction. Journal of the American Heart Association. 2019. 8(20), ee013441, DOI: https://doi.org/10.1161/JAHA.119.013441.
5. Nguyễn Đức Khánh. Vai trò tiên lượng ngắn hạn của sST2 ở bệnh nhân suy tim mạn nhập viện. Y Học thành phố Hồ Chí Minh. 2022. 26 (1), 76-83, DOI: 10.51226/johcm.2022.1.76-83.
6. McMurray JJV., Solomon SD. et al. Dapagliflozin in Patients with Heart Failure and Reduced. The new england journal of medicine. 2019. 381(21), 1995-2008, DOI: 10.1056/NEJMoa1911303.
7. Rajasekeran H., Lytvyn Y., Cherney DZ. Sodium-glucose cotransporter 2 inhibition and cardiovascular risk reduction in patients with type 2 diabetes: the emerging role of natriuresis. Kidney Int. 2016. 89(3), 524-526, DOI: 10.1016/j.kint.2015.12.038.
8. Solomon SD, McMurray JJV, Claggett B et al. Dapagliflozin in heart failure with mildly reduced or preserved ejection fraction. N Engl J Med. 2022. 387(12), 1089–1098, doi:
10.1056/NEJMoa2206286.