NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM BỆNH NHÂN BỆNH PHỔI TẮC NGHẼN MẠN TÍNH GIAI ĐOẠN ỔN ĐỊNH ĐƯỢC ĐIỀU TRỊ VỚI THUỐC KHÁNG MUSCARINIC TÁC DỤNG KÉO DÀI ĐƠN TRỊ TẠI BỆNH VIỆN TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC CẦN THƠ

Võ Thị Kim Hoàng1, Võ Phạm Minh Thư1,
1 Trường Đại học Y Dược Cần Thơ

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Hiện nay có nhiều loại thuốc và hướng dẫn điều trị cho bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (BPTNMT). Các đặc điểm trên bệnh nhân thường được dùng để định hướng điều trị phần nhiều dựa vào triệu chứng, tiền sử đợt cấp, số lượng bạch cầu ái toan và chức năng phổi của bệnh nhân. Mục tiêu nghiên cứu: Xác định đặc điểm bệnh nhân BPTNMT được điều trị với thuốc giãn phế quản kháng Muscarinic tác dụng kéo dài (LAMA) đơn trị liệu tại Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Cần Thơ. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang được tiến hành trên 36 bệnh nhân BPTNMT giai đoạn ổn định được điều trị với thuốc giãn phế quản kháng Muscarinic tác dụng kéo dài tại Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Cần Thơ. Kết quả: Tỷ lệ nam giới chiếm tỉ lệ là 100%. Tỷ lệ hút thuốc lá ≥20 gói-năm là 83,3%. Điểm mMRC từ 2-4 chiếm tỉ lệ là 75%. Tỷ lệ bệnh nhân có nguy cơ đợt cấp cao là 50%. Phân nhóm bệnh nhân theo GOLD với tỷ lệ là 11,1% nhóm A, 41,7% nhóm B, 11,1% nhóm C, 36,1% nhóm D. Tỷ lệ bạch cầu ái toan máu ≥ 2% là 64,7%. Rối loạn thông khí hỗn hợp có tỉ lệ là 33,3%. Thể tích thở ra gắng sức trong 1 giây (FEV1) sau nghiệm pháp hồi phục phế quản ≥50% chiếm 66,7%. Kết luận: Tỷ lệ nam giới chiếm 100%, mMRC từ 2-4 chiếm tỷ lệ là 75%, bệnh nhân nhóm B chiếm tỷ lệ cao nhất. FEV1 ≥ 50% chiếm tỷ lệ 66,7%. 

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Lê Minh Thắng (2021), Nghiên cứu tình hình, chất lượng cuộc sống và kết quả quản lý điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính ngoài đợt cấp tại Bệnh viện 30 tháng 4 tỉnh Sóc Trăng năm 2020- 2021, Luận văn Tiến sĩ, Trường Đại học Y Dược Cần Thơ, Cần Thơ.
2. Nguyễn Thị Thu Thảo (2021), Nghiên cứu đặc điểm một số kiểu hình và kết quả điều trị bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính ngoài đợt cấp có chỉ định kháng viêm đường hít tại Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Cần Thơ và Bệnh viện Hoàn Mỹ Cửu Long năm 2020-2021, Luận văn chuyên khoa cấp II, trường Đại học Y Dược Cần Thơ, Cần Thơ.
3. Bùi Xuân Trà (2019), Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và đánh giá kết quả điều trị bệnh nhân có hội chứng chồng lấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và dãn phế quản nhập viện năm 2017-2019, Luận văn Bác sĩ Nội trú, Trường Đại học Y Dược Cần Thơ, Cần Thơ.
4. Chan M C (2020), “Blood Eosinophil and Risk of Exacerbation in Chronic Obstructive Pulmonary Disease Patients: A Retrospective Cohort Analysis”, 15(3), pp. 2869-2877.
5. Hahn B, Stanford R H., Goolsby H A, et al (2019), Patient-Reported Burden of Illness in a Prevalent COPD Population Treated with Long-Acting Muscarinic Antagonist Monotherapy: A Claims-Linked Patient Survey Study, Pulmonary Therapy, 5(1), pp. 69-80.
6. McGarvey L, Lee A J, Roberts J, et al (2015), Characterisation of the frequent exacerbator phenotype in COPD patients in a large UK primary care population, Respir Med, 109(2), pp. 228-237.
7. Monteagudo M, Roset M, Rodriguez-Blanco T, et al (2017), Characteristics of COPD patients initiating treatment with aclidinium or tiotropium in primary care in Catalonia: a populationbased study, Int J Chron Obstruct Pulmon Dis, 12, pp. 1145-1152.
8. Roche N (2019), Are there specific clinical characteristics associated with physician’s treatment choices in COPD?, Respiratory Research, 20(1), pp. 189-191.
9. Suissa S, Dell'Aniello S.,Ernst P. (2021), Comparative Effectiveness of Initial LAMA versus LABA in COPD: Real-World Cohort Study, COPD: Journal of Chronic Obstructive Pulmonary Disease 18(1), pp. 1-8.
10. Zhang J (2021), Secondary polycythemia in chronic obstructive pulmonary disease: prevalence and risk factors, BMC Pulmonary Medicine, 21(1), pp. 235-237.