TÌNH HÌNH VÀ CÁC YẾU TỐ NGUY CƠ LIÊN QUAN ĐẾN KÉM KHOÁNG HOÁ MEN RĂNG TRÊN HỌC SINH 7-9 TUỔI TẠI CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC THỊ XÃ BÌNH MINH, TỈNH VĨNH LONG NĂM 2021-2022

Ung Phan Anh Như1,, Ngô Anh Tài1, Trịnh Hoàng Dương1, Lý Khả Thanh1, Trần Thị Phương Đan1
1 Trường Đại học Y Dược Cần Thơ

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Kém khoáng hóa men răng được Weehejm xác định vào năm 2003 là một khiếm khuyết men răng ảnh hưởng đến ít nhất một răng vĩnh viễn và chủ yếu là ở răng cửa vĩnh viễn. Kiến thức về các yếu tố nguy cơ giúp ích trong việc thực hiện các khuyến cáo phòng ngừa kém khoáng hóa men răng. Mục tiêu nghiên cứu: 1. Xác định tỷ lệ và các dạng biểu hiện của tình trạng kém khoáng hoá men răng; 2. Tìm hiểu các yếu tố nguy cơ liên quan đến tình trạng kém hoáng hoá men răng trên học sinh 7-9 tuổi tại thị xã Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long năm 2021-2022. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang được thực hiện trên 608 học sinh và cha mẹ của học sinh từ 7-9 tuổi (sinh năm 2012-2014). Kết quả: Có 26,6% học sinh có kém khoáng hóa men răng. Dạng biểu hiện phổ biến nhất của kém khoáng hóa men răng là chỉ răng cửa với 32,72%, kế đến là cả răng cối lớn thứ nhất và răng cửa 19,14%. Các yếu tố nguy cơ liên quan đến kém khoáng hóa men răng bao gồm: Ở mẹ, mẹ có protein niệu cuối thai kỳ, cao huyết áp và tiền sản giật cuối thai kì sẽ làm tăng nguy cơ bị kém khoáng ở trẻ. Ở trẻ, trẻ có bị ốm từ khi sinh tới khi 3 tuổi, trẻ bị cảm lạnh hoặc cúm, trẻ bị nhiễm trùng hô hấp, nhập viện do viêm phổi, nhập viện do phẫu thuật, thể trạng trẻ trước 3 tuổi và tình trạng sâu răng. Kết luận: Hiện nay, kém khoáng hóa men răng là một vấn đề đáng lo ngại trong nha khoa trẻ em và cần có những nghiên cứu sâu hơn để đánh giá các yếu tố căn nguyên tiềm ẩn và cách phòng ngừa.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Nguyễn Duy Khương, Trần Hải Đăng, Trần Thu Thủy (2020), “Tình trạng kém khoáng hóa răng MIH (MIH) tại thành phố Trà Vinh”, Tạp chí Y học Việt Nam, 496(1), tr.4-8.
2. Trần Thu Thủy, Khưu Thanh Mai (2016), “Tỉ lệ răng cửa mất khoáng hóa ở trẻ em 12 tuổi sống tại thành phố Sóc Trăng, Việt Nam”, Hội nghị khoa học công nghệ năm 2016.
3. Americano, G. C., P. E. Jacobsen, V. M. Soviero (2017), “A systematic review on the association between molar incisor hypomineralization and dental caries”, Int J Paediatr Dent, 27(1), pp.11-21.
4. Calderara, P. C., P. M. Gerthoux, P. Mocarelli, P. L. Lukinmaa, P. L. Tramacere, S. Alaluusua (2005), “The prevalence of Molar Incisor Hypomineralisation (MIH) in a group of Italian school children”, Eur J Paediatr Dent, 6(2), pp.79-83.
5. Cho, S. Y., Y. Ki, V. Chu (2008), “Molar incisor hypomineralization in Hong Kong Chinese children”, Int J Paediatr Dent, 18(5), pp.348-52.
6. Elhennawy, K., F. Schwendicke (2016), “Managing molar-incisor hypomineralization: A systematic review”, J Dent, 55, pp.16-24.
7. Jälevik, B., G. A. Klingberg (2002), “Dental treatment, dental fear and behaviour management problems in children with severe enamel hypomineralization of their permanent first molars”, Int J Paediatr Dent, 12(1), pp.24-32.
8. Jälevik, B., G. Klingberg (2012), “Treatment outcomes and dental anxiety in 18-year-olds with MIH, comparisons with healthy controls - a longitudinal study”, Int J Paediatr Dent, 22(2), pp.85-91.
9. Jasulaityte, L., K. L. Weerheijm, J. S. Veerkamp (2008), “Prevalence of molar-incisorhypomineralisation among children participating in the Dutch National Epidemiological Survey (2003)”, Eur Arch Paediatr Dent, 9(4), pp.218-23.
10. Kukleva, M. P., S. G. Petrova, V. K. Kondeva, T. I. Nihtyanova (2008), “Molar incisor hypomineralisation in 7-to-14-year old children in Plovdiv, Bulgaria--an epidemiologic study”, Folia Med (Plovdiv), 50 (3), pp.71-5.
11. Lygidakis, N. A. (2010), “Treatment modalities in children with teeth affected by molar-incisor enamel hypomineralisation (MIH): A systematic review”, Eur Arch Paediatr Dent, 11(2), pp.65-74.
12. Lygidakis, N. A., F. Wong, B. Jälevik, A. M. Vierrou, S. Alaluusua (2010), “Best Clinical Practice Guidance for clinicians dealing with children presenting with Molar-Incisor-
Hypomineralisation (MIH): An EAPD Policy Document”, Eur Arch Paediatr Dent, 11(2), pp.75-81.
13. Rai, A., A. Singh, I. Menon, J. Singh, V. Rai, G. S. Aswal (2018), “Molar Incisor Hypomineralization: Prevalence and Risk Factors Among 7-9 Years Old School Children in Muradnagar, Ghaziabad”, Open Dent J, 12, pp.714-722.
14. Jälevik, B (2010), “Prevalence and diagnosis of molar-incisor-hypomineralisation (MIH): a systematic review”, European Archives of Paediatric Dentistry, 11(2), pp.59-64.
15. Kusku, O Onder, E Caglar, N (2008), “The prevalence and aetiology of molar-incisor hypomineralisation in a group of children in Istanbul”, European Journal of Paediatric Dentistry Sandalli, 9(3), pp.139-144.
16. Padavala, Sisira, Gheena (2018), “Molar incisor hypomineralization and its prevalence”, J Contemporary clinical dentistry Sukumaran, 9 (Suppl 2), S246.