GIÁ TRỊ CỦA BÀI KIỂM TRA VẼ ĐỒNG HỒ SHULMAN-CDT TRONG TẦM SOÁT SUY GIẢM NHẬN THỨC
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Đặt vấn đề: Suy giảm nhận thức và sa sút trí tuệ đang ngày càng là vấn đề sức khỏe nghiêm trọng ở người cao tuổi. Các bài kiểm tra sàng lọc nhận thức có giá trị cao trong tầm soát và chẩn đoán sa sút trí tuệ, trong đó hệ thống tính điểm Shulman-CDT được sử dụng rộng rãi do tính dễ sử dụng và giá trị cao của thang điểm. Mục tiêu nghiên cứu: (1) Đánh giá độ nhạy, độ đặc hiệu và diện tích dưới đường cong (ROC) của thang điểm Shulman-CDT trên người bệnh có than phiền giảm trí nhớ. (2) Đánh giá tương quan giữa thang điểm Shulman-CDT với MMSE và FAST trong đánh giá chức năng nhận thức ở người bệnh có than phiền giảm trí nhớ. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang mô tả trên 50 người bệnh có than phiền giảm trí nhớ đến khám tại Phòng khám Thần kinh Bệnh viện Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh từ tháng 01/2023 đến tháng 06/2023. Kết quả: Thang điểm Shulman-CDT có điểm trung bình là 3,42; có độ nhạy 84,1%, độ đặc hiệu 83,3% và diện tích dưới đường cong (ROC) AUC là 0,86 trong tầm soát suy giảm nhận thức. Kết luận: Suy giảm nhận thức là bệnh lý thường gặp ở nhóm người cao tuổi, ưu thế ở nữ giới và nhóm người có trình độ học vấn thấp. Thang điểm Shulman-CDT ở điểm cắt 3/6 ghi nhận 76% các trường hợp có suy giảm chức năng nhận thức với độ nhạy 84,1%, độ đặc hiệu 83,3% và diện tích dưới đường cong (ROC)AUC là 0,86. Thang điểm Shulman-CDT có tương quan mạnh, có ý nghĩa thống kê với MMSE và FAST. Thang điểm này bị ảnh hưởng bởi trình độ học vấn, ít bị ảnh hưởng bởi giới tính và độ tuổi.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
MMSE, sa sút trí tuệ, suy giảm nhận thức, Shulman-CDT
Tài liệu tham khảo

2. Nguyễn Thị Minh Ngọc, Nguyễn Ngọc Hoành Mỹ Tiên, Nguyễn Trần Tố Trân và cộng sự. Tỷ lệ suy giảm nhận thức nhẹ, sa sút trí tuệ và các yếu tố liên quan theo thang điểm MoCA ở người bệnh cao tuổi tại phòng khám lão khoa, Bệnh Viện Đại Học Y Dược Thành Phố Hồ Chí Minh. Tạp chí Y học TP Hồ Chí Minh. 2021. 25(2), 182-187.

3. Peterson DJ, Gargya S, Kopeikin KS, Naveh-Benjamin M. The impact of level of education on age-related deficits in associative memory: Behavioral and neuropsychological perspectives. Cortex. 2017. 91, 9-24, doi:10.1016/ j.cortex.2016.12.020.


4. Bich NN, Dung NTT, Vu T, Quy LT, Tuan NA, Binh NTT, Hung NT, Anh LV. Dementia and associated factors among the elderly in Vietnam: a cross- sectional study. Int J Ment Health Syst. 2019. 13(57), doi: 10.1186/s13033-019-0314-7.


5. Shulman KI. Clock-drawing: is it the ideal cognitive screening test? Int J Geriatr Psychiatry. 2000. 15(6), 548-561, doi:10.1002/1099.


6. Nguyễn Vân Anh, Phạm Thành Trung, Tống Mai Trang và cộng sự. Giá trị tầm soát sa sút trí tuệ khi kết hợp thang điểm MMSE và thang vẽ đồng hồ (CDT). Tạp chí Y học Việt Nam. 2022. 10(679), 328-333.

7. Aline TF, Ivan A,Monica SY. Qualitative analysis of the Clock Drawing Test by educational level and cognitive profile. Arquivos De Neuro- Psiquiatria. 2014. 72(4), 289-295, doi: 10.1590/0004-282x20140004.


8. Wang P, Shi L, Zhao Q, et al. Longitudinal Changes in Clock Drawing Test (CDT) Performance before and after Cognitive Decline. PLoS ONE. 2014. 9(5), e97873, doi:10.1371/journal.pone.0097873.


9. Aprahamian I, Martinelli JE, Neri AL, Yassuda MS. The accuracy of the Clock Drawing Test compared to that of standard screening tests for Alzheimer's disease: results from a study of Brazilian elderly with heterogeneous educational backgrounds. Int Psychogeriatr. 2010. 22(1), 64-71, doi: 10.1017/S1041610209991141.


