ĐẶC ĐIỂM HÌNH ẢNH CẮT LỚP VI TÍNH MẠCH MÁU NÃO VÀ TƯỚI MÁU NÃO TRÊN BỆNH NHÂN NHỒI MÁU NÃO CẤP TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TRUNG ƯƠNG CẦN THƠ NĂM 2020-2022
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Đặt vấn đề: Cắt lớp vi tính (CLVT) mạch máu não và tưới máu não có thể cung cấp thông tin về vị trí động mạch não tắc, tính sống còn của nhu mô – chìa khóa điều trị nhồi máu não cấp. Mục tiêu nghiên cứu: Mô tả đặc điểm hình ảnh CLVT mạch máu não, tưới máu não và tìm hiểu mối liên quan với dấu hiệu lâm sàng nhồi máu não cấp. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu tiến cứu, mô tả cắt ngang 39 bệnh nhân nhồi máu não cấp được điều trị tại Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ từ tháng 8/2020 đến tháng 5/2022. Kết quả: Tắc/hẹp động mạch não giữa chiếm đa số 64,1%. CLVT tưới máu não có giảm tưới máu trong 87,2%. Điểm NIHHS tương quan thuận với thể tích vùng giảm tưới máu, khác biệt có ý nghĩa giữa tổn thương ≥1/3 và <1/3 bán cầu. Kết luận: Kết quả nhấn mạnh tầm quan trọng của CLVT mạch máu não, tưới máu não trong chẩn đoán. Điểm NIHHS góp phần dự báo tình trạng giảm tưới máu và điểm NIHHS thấp cũng có thể có tắc mạch
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Cắt lớp vi tính mạch máu não, tưới máu não, nhồi máu não cấp
Tài liệu tham khảo
2. Trần Anh Tuấn, Nguyễn Thị Thu Trang, Vũ Đăng Lưu (2018), “Nghiên cứu áp dụng chụp cụp cắt lớp vi tính mạch não nhiều pha chẩn đoán nhồi máu não tối cấp”, Tạp chí Y học Việt Nam, 462(2), tr.144-148.
3. Trần Trọng Anh Tuấn, Nguyễn Thị Như Trúc, Phạm Văn Năng (2018), “Đánh giá kết quả điều trị nhồi máu não cấp tại bệnh viên Đa khoa Trung ương Cần Thơ năm 2016-2018”, Tạp chí Y Dược học Cần Thơ, 16, tr.1-7.
4. Albers GW, Marks MP, et al. (2018), “Thrombectomy for Stroke at 6 to 16 Hours with Selection by Perfusion Imaging”, New England Journal of Medicine, 378(8), pp.708-718.
5. Campbell BCV, Weir L, et al. (2013), “CT perfusion improves diagnostic accuracy and confidence in acute ischaemic stroke”, Journal Neurol Neurosurgery Psychiatry, 84(6), pp.613-618.
6. Furlanis G, Ajčević M, et al. (2018), “Ischemic Volume and Neurological Deficit: Correlation of Computed Tomography Perfusion with the National Institutes of Health Stroke Scale Score in Acute Ischemic Stroke”, Journal of Stroke and Cerebrovascular Diseases, 27(8), pp.2200-2207.
7. Heldner MR, Zubler C, et al. (2013), “National institutes of health stroke scale score and vessel occlusion in 2152 patients with acute ischemic stroke”, Stroke, 44(4), pp.1153-1157.
8. Johnson CO, Nguyen M, et al. (2019), “Global, regional, and national burden of stroke, 1990– 2016: a systematic analysis for the Global Burden of Disease Study 2016”, Lancet Neurology, 18(5), pp.439-458.
9. Nagakane Y, Christensen S, et al. (2011), “EPITHET: Positive result after reanalysis using baseline diffusion-weighted imaging/perfusion-weighted imaging co-registration”, Stroke, 42(1), pp.59-64.
10. Nogueira RG, Jadhav AP, Haussen DC, et al. (2018), “Thrombectomy 6 to 24 Hours after Stroke with a Mismatch between Deficit and Infarct”, New England Journal of Medicine, 378(1), pp.11-21.
11. Shen J, Li X, Li Y, Wu B (2017), “Comparative accuracy of CT perfusion in diagnosing acute ischemic stroke: A systematic review of 27 trials”, PLoS One, 12(5), pp.1-17.
12. Waqas M, Mokin M, et al. (2020), “Large Vessel Occlusion in Acute Ischemic Stroke Patients: A Dual-Center Estimate Based on a Broad Definition of Occlusion Site”, Journal of Stroke & Cerebrovascular Diseases, 29(2), 104504.
13. Wintermark M, Fischbein NJ, et al. (2005), “Accuracy of dynamic perfusion CT with deconvolution in detecting acute hemispheric stroke”, American Jourrnal of Neuroradiology, 26(1), pp.104-112.
14. Yi CA, Na DG, et al. (2002), “Multiphasic Perfusion CT in Acute Middle Cerebral Artery Ischemic Stroke: Prediction of Final Infarct Volume and Correlation with Clinical Outcome”. Korean Journal of Radiology, 3(3), pp.163-170.
15. Yu Y, Han Q, et al. (2017), “Defining Core and Penumbra in Ischemic Stroke: A Voxel- and Volume-Based Analysis of Whole Brain CT Perfusion”, Scientific reports, 6, pp.1-7.