TỶ LỆ NHIỄM KHUẨN SINH DỤC DƯỚI VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN Ở PHỤ NỮ ĐẾN KHÁM TẠI CÁC TRẠM Y TẾ, THÀNH PHỐ CÀ MAU NĂM 2023-2024

Trần Phương Hằng1,, Phạm Thị Nhã Trúc2, Võ Thành Lợi3
1 Bệnh viện Sản-Nhi Cà mau
2 Trường Cao đẳng Y tế Bạc Liêu
3 Bệnh viện Sản Nhi Cà Mau

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Viêm nhiễm đường sinh dục dưới là bệnh phụ khoa phổ biến, không gây tử vong nhưng dễ tái phát, ảnh hưởng sức khỏe phụ nữ. Mục tiêu nghiên cứu: Xác định tỷ lệ viêm nhiễm đường sinh dục dưới của phụ nữ có chồng từ 18-49 tuổi và  một số yếu tố liên quan. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu trên 390 phụ nữ có chồng từ 18-49 tuổi bằng phương pháp nghiên cứu mô tả cắt ngang tại các Trạm Y tế thành phố Cà Mau. Kết quả: Tỷ lệ mắc ít nhất một bệnh viêm nhiễm đường sinh dục dưới ở phụ nữ trong độ tuổi từ 18-49 tuổi là 45,9%. Tìm thấy một số yếu tố liên quan. Những đối tượng đã từng sẩy thai có tỷ lệ viêm đường sinh dục gấp 1,92 lần nhóm không có tiền sử sẩy thai (OR=1,92; KTC 95%: 0,32-11,46, p=0,038). Phụ nữ có kiến thức về phòng bệnh viêm sinh dục dưới chưa đạt thì tỷ lệ mắc bệnh cao hơn 15,04 lần nhóm có kiến thức đạt (OR=15,04; KTC 95%: 3,01-75,09, p=0,001). Thực hành không đạt thì có tỷ lệ viêm sinh dục dưới cao hơn nhóm còn lại 92,32 lần (OR=92,3; KTC 95%:19,54-436,19, p<0,001). Kết luận: Tỉ lệ mắc bệnh viêm nhiễm đường sinh dục dưới cao cần tăng cường công tác giáo dục sức khoẻ để nâng cao kiến thức và thực hành phòng bệnh.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Surya Balakrishnan. The Prevalence of Reproductive Tract Infections Based on the Syndromic Management Approach Among Ever-Married Rural Women in Kancheepuram District, Tamil Nadu: A Community-Based Cross-Sectional Study. Cureus. 2022. 14(3), e23314, doi: 10.7759/cureus.23314.
2. Vũ Thị Thúy Mai. Thực trạng kiến thức và thực hành phòng chống bệnh viêm nhiễm đường sinh dục dưới của phụ nữ từ 18-49 tuổi tại thành phố Nam Định. Tạp chí Khoa học Điều dưỡng. 2019. 2(2), 53-60.
3. Nguyễn Cao Hùng. Tình hình viêm nhiễm đường sinh dục dưới ở phụ nữ có chồng từ 15-49 tuổi huyện Đầm Dơi, tỉnh Cà Mau năm 2017-2018. Tạp chí Y Dược học Cần Thơ. 2019, 1-7.
4. Dương Mỹ Linh. Nghiên cứu tình hình viêm âm đạo ở phụ nữ có chồng đến khám tại Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ và Bệnh viện Phụ Sản Cần Thơ. Tạp chí Y Dược học Cần Thơ. 2020. 27, 53-59.
5. Đặng Bé Nam. Nghiên cứu tình hình và đánh giá kết quả điều trị bệnh viêm sinh dục dưới ở phụ nữ có chồng từ 18–49 tuổi khám tại Phòng khám Đa khoa Phương Nam, thành phố Cà Mau năm 2018–2019. Tạp chí Y Dược học Cần Thơ. 2019. 19, 1-7.
6. Ngũ Quốc Vĩ. Tình hình viêm âm đạo và một số yếu tố liên quan ở phụ nữ đến khám phụ khoa tại Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ. Tạp chí Y Dược học Cần Thơ. 2021. 39, 216-222.
7. Sunil Sethi. Prevalence of nonviral reproductive tract infections/sexually transmitted infections in female patients with cervicovaginal discharge: Excerpts from a regional reference center in North India. Indian Journal of Sexually Transmitted Diseases. 2022. 43(2), 135-140, doi:
10.4103/ijstd.ijstd_48_21.
8. Diadhiou Mohamel. Prevalence and risk factors of lower reproductive tract infections in symptomatic women in Dakar, Senegal. Infectious Diseases: Research. 2019. 12, 1-7.
9. Ocviyanti Dwiana. Risk factors for bacterial vaginosis among Indonesian women. Medical Journal of Indonesia. 2019. 19(2), 130-135.
10. Bùi Đình Long. Thực trạng và một số yếu tố liên quan tới viêm nhiễm đƣờng sinh dục dướiở phụ nữ 18 - 49 tuổi có chồng tại hai công ty may tỉnh Nghệ An và hiệu quả can thiệp. Luận án tiến sỹ Y học Viện vệ sinh dịch tễ Trung Ương. 2019. 56-58.
11. Nguyễn Quang Mạnh, Cấn Hải Hà. Viêm nhiễm đường sinh dục dưới ở phụ nữ 15-49 tuổi có chồng tại xã Kim Quan, Thạch Thất, Hà Nội và một số yếu tố liên quan. Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên. 2019, 75-79.