KẾT QUẢ SỚM CỦA 33 TRƯỜNG HỢP ĐIỀU TRỊ BẢO TỒN Ở BỆNH NHÂN CHẤN THƯƠNG THẬN KÍN TẠI THÀNH PHỐ CẦN THƠ
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Đặt vấn đề: Chấn thương thận là bệnh lý thường gặp nhất trong chấn thương hệ thống đường tiết niệu. Đánh giá lâm sàng toàn diện, kết hợp siêu âm, chụp cắt lớp vi tính phân loại mức độ tổn thương thận, cùng các cận lâm sàng đặc hiệu khác cho phép các nhà lâm sàng mạnh dạn có quyết định điều trị bảo tồn chấn thương thận kín nhiều hơn ngay cả chấn thương nặng với hiệu quả cao. Mục tiêu nghiên cứu: Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và đánh giá kết quả điều trị bảo tồn trong chấn thương thận kín. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Mô tả hàng loạt case theo quy trình tiếp cận đã được khuyến cáo. Sau khi đánh giá ban đầu và hồi sức, 33 bệnh nhân chấn thương thận kín có huyết động ổn định sẽ được làm xét nghiệm; siêu âm và chụp cắt lớp vi tính ổ bụng để đánh giá mức độ tổn thương thận và tổn thương toàn thân phối hợp khác. Theo dõi và đánh giá tiến triển các dấu hiệu lâm sàng .Chỉ định can thiệp khi biểu hiện lâm sàng xấu đi. Kết quả: Tỷ lệ điều trị nội khoa bảo tồn thận chiếm: 81,9%, điều trị bảo tồn có can thiệp mạch chiếm: 12%, cắt thận có 2 bệnh nhân chiếm: 6,1% do diễn biến lâm sàng xấu đi.. Tỷ lệ được điều trị thành công bảo tồn thận là: 93,9%. mặc dù chấn thương thận nặng độ IV chiếm tới 18,2%. Kết luận: Điều trị bảo tồn cho chấn thương thận kín với huyết động ổn định là an toàn, nguy cơ biến chứng thấp. Tỷ lệ điều trị bảo tồn thành công chấn thương thận kín cao. Quyết định điều trị bảo tồn thận có can thiệp, phẫu thuật dựa vào huyết động, tình trạng mất máu và phân độ chấn thương.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Chấn thương thận, Điều trị bảo tồn trong chấn thương thận kín, chấn thương hệ thống đường tiết niệu
Tài liệu tham khảo
2. Hagiwara A., Sakaki S., Goto H et al. The Role of Interventional Radiology in the Management of Blunt Renal Injury: A Practical Protocol. The Journal of Trauma. 2001. 51, 526 – 531, DOI: 10.1097/00005373-200109000-00017.
3. Sorena Keihani. Contemporary management of high-grade renal trauma: Results from the American Association for the Surgery of Trauma Genitourinary Trauma study. Journal of
Trauma and Acute Care Surgery. 2018. 84(3), 418-425. DOI: 10.1097/TA.0000000000002572
4. Morey AF, Brandes S, Dugi DD. Urotrauma: AUA guideline. J. Urol. 2014. 192(2), 327-335, DOI: 10.1016/j.juro.2014.05.004
5. Cao Văn Trí, Trương Quang Bình, Bùi Chín, Nguyễn Minh Tuấn, Nguyễn Duy Khánh, Đỗ Văn
Hiếu. Đánh giá kết quả điều trị không phẫu thuật chấn thương thận kín nặng. Tạp chí Y học Việt Nam. 2017. số đặc biệt tháng 8/2017, 277 - 282.
6. Trần Thanh Phong. Nghiên cứu phương pháp điều trị bảo tồn thận chấn thương độ 4. Tạp chí Y dược học. 2017. số đặc biệt, 93-97, 8/2017.
7. Trần Quốc Hòa. Nghiên cứu ứng dụng phẫu thuật nội soi điều trị chấn thương thận. Luận văn Tiến sĩ y học, Trường Đại học Y Hà Nội, Hà Nội. 2018.
8. Hardee MJ, Lowrance W, Brant WO, Person AP, Stevens MH, Myers JB. High grade renal injuries: Application of parkland hospital preditors of intervention for renal hemorrhage. J. Urol. 2013. 189(5), 1771-1776, DOI: 10.1016/j.juro.2012.11.172.
9. Chu Văn Nhuận. Chỉ định điều trị chấn thương thận, Luận án chuyên khoa cấp II, Đại học Y Dược Thành Phố Hồ Chí Minh. 2000. 45-46.
10. Đỗ Anh Toàn. Điều trị chảy máu chấn thương thận bằng thuyên tắc mạch chọn lọc, Tạp chí Y học thực hành. 2017. Số 6 (1044), 2017, 37-39.
11. Lanchon C, Fiard G. High grade blunt renal trauma: Predictors of surgery and long-term outcomes of conservative management. A prospective single center study. J. Urol. 2016. 195(1), 106-111, DOI: 10.1016/j.juro.2015.07.100.
12. Wilden GM, Velmahos GC. Successful nonoperative management of the most severe blunt renal injuries. JAMA surg. 2013. 148(10), 924, DOI:10.1001/jamasurg.2013.2747.
13. Sherwan Khoschnau. Traumatic Kidney Injury: An Observational Descriptive Study. Urologia Internationalis. 2020. 104(1-2), 148-155. DOI: 10.1159/000504895.
14. Bryk DJ, Zhao LC. Guideline of guidelines: A review of urological trauma guidelines. BJU Int. 2016. 117(2), 226-234, DOI: 10.1111/bju.13040
15. Hoàng Long. Điều trị bảo tồn không mổ chấn thương thận. Tạp chí Nghiên cứu Y học. 2012. 80(3), 27-35, https://doi.org/10.52852/tcncyh.v80i3.1634.
16. Trần Đức Dũng, Đánh giá kết quả điều trị chấn thương thận kín. Tạp chi y dược lâm sàng. 2019.
tập 14 số 1/2019, 105-111.