NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, HÌNH ẢNH VÀ MỐI TƯƠNG QUAN GIỮA CẮT LỚP VI TÍNH TRONG CHẨN ĐOÁN MỨC ĐỘ CHẤN THƯƠNG GAN THEO AAST 2018 VÀ LỰA CHỌN PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TRUNG ƯƠNG CẦN THƠ NĂM 2022-2024
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Đặt vấn đề: Chấn thương gan là một trong những cấp cứu bụng thường gặp trong chấn thương. Chẩn đoán, đánh giá sớm và chính xác mức độ chấn thương là rất cần thiết để lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp nhất. Cắt lớp vi tính là phương tiện hình ảnh có nhiều ưu điểm trong chẩn đoán mức độ chấn thương gan và các tổn thương kèm theo. Mục tiêu nghiên cứu: Mô tả đặc điểm lâm sàng, hình ảnh và mối tương quan giữa cắt lớp vi tính trong chẩn đoán mức độ chấn thương gan theo AAST 2018 và lựa chọn phương pháp điều trị. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 112 bệnh nhân có chấn thương gan được chẩn đoán trên cắt lớp vi tính và đã có phương pháp điều trị tại Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ từ tháng 07/2022 đến tháng 04/2024. Kết quả: Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu: Nam 72,3%, nữ 27,7%, tỷ số nam/nữ=2,6/1; tuổi trung bình 36,314,8; độ tuổi <60 chiếm 94,6%; nguyên nhân thường gặp là tai nạn giao thông chiếm 91,1%. Đau bụng và dấu hiệu thành bụng là triệu chứng lâm sàng hằng định. Phần lớn tổn thương gặp ở gan phải chiếm tỷ lệ 91,1%, hình thái thường gặp nhất trên cắt lớp vi tính là tụ máu nhu mô gan với 72 trường hợp chiếm 64,3%. 70,5% trường hợp không ghi nhận tạng bụng tổn thương phối hợp. Dịch tự do ổ bụng trong chấn thương gan với tỷ lệ 88,4%. Phân độ chấn thương gan theo AAST 2018: độ III chiếm tỷ lệ cao nhất 46,4%; độ V thấp nhất 2,8%. Về điều trị, nội khoa bảo tồn chiếm tỷ lệ cao nhất 83,9%, tắc mạch chiếm 3,6% và phẫu thuật 12,5%. Kết luận: Cắt lớp vi tính đóng vai trò quan trọng trong chẩn đoán và phân độ chấn thương gan giúp lâm sàng đưa ra phương án điều trị tối ưu nhất.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
chấn thương gan, cắt lớp vi tính, phân độ AAST 2018
Tài liệu tham khảo
2. Coccolini. Liver trauma: WSES 2020 guidelines. World Journal Emergency Surgery. 2020. 15(1).
3. Đặng Thanh Sơn. Kết quả điều trị bảo tồn không phẫu thuật chấn thương gan do chấn thương bụng kín tại Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức. Luận văn bác sĩ nội trú. 2019.
4. S. Taghavi, R. Askari, Liver Trauma. StatPearls. Treasure Island (FL).2022.
5. K. T. Kim. Management of central penetrating liver trauma. J Trauma Acute Care Surg. 2020.
89(4), e131-e132, doi: 10.1097/TA.0000000000002652.
6. Fodor M. Non-operative management of blunt hepatic and splenic injury: a time-trend and outcome analysis over a period of 17 years. World Journal Emergency Surgery. 2019.29(14).
7. Kozar R. A. Organ injury scaling 2018 update: Spleen, liver, and kidney. J Trauma Acute Care Surg. 2018. 85(6), 1119-1122, doi: 10.1097/TA.0000000000002058.
8. Đặng Vĩnh Hiệp. Nghiên cứu giá trị của chụp CLVT trong chẩn đoán và điều trị bảo tồn chấn thương gan. Tạp chí Y học Việt Nam. 2021. 501(2), 46-49.
9. Hoàng Đình Âu. Vai trò của cắt lớp vi tính trong chẩn đoán và phân độ chấn thương gan theo AAST 2018. Tạp chí Y học Việt Nam. 2023. 524(2), 43-47.
10. Nguyễn Quang Huy. Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của chấn thương gan được điều trị bảo tồn. Tạp chí Y học Việt Nam. 2022. 517(1),10-14.