NGHIÊN CỨU XÁC ĐỊNH ĐỘ DÀY NIÊM MẠC KHẨU CÁI CỨNG VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN TRÊN NGƯỜI VIỆT TRƯỞNG THÀNH TẠI BỆNH VIỆN JW HÀN QUỐC THỜI GIAN 2021-2022

Tô Thành Ninh1,, Lê Nguyên Lâm1, Nguyễn Phan Tú Dung2
1 Trường Đại học Y Dược Cần Thơ
2 Bệnh viện thẩm mỹ JW Hàn Quốc

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Mảnh ghép mô liên kết tự thân kết hợp với vạt trượt về phía thân răng là chuẩn vàng để điều trị tụt nướu, tăng thể tích mô mềm quanh implant và răng. Niêm mạc khẩu cái cứng là vùng thường được sử dụng để lấy mảnh ghép mô liên kết. Mục tiêu nghiên cứu: Mục tiêu của nghiên cứu này là đo độ dày niêm mạc khẩu cái của người Việt Nam trưởng thành trên hình ảnh phim cắt lớp điện toán chùm tia hình nón (Cone Beam Computerized Tomography: CBCT) và đánh giá các thông số có liên quan. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: 48 người Việt Nam tuổi từ 18-45 còn đủ răng, mô nha chu khỏe mạnh được chụp phim CBCT với máng hướng dẫn chụp phim làm bằng nhựa acrylic. Độ dày niêm mạc khẩu cái của răng 3,4,5,6,7 được đo lần lượt tại các vị trí cách đường viền nướu 2mm, 5mm, 8mm. Một số thông số khác như giới tính, chỉ số BMI, kiểu hình nướu cũng được ghi nhận. Kết quả: Độ dày trung bình của niêm mạc khẩu cái cứng của người Việt Nam là 2,99±0,84mm. Không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa nam và nữ, nhóm tuổi, giữa nhóm có chỉ số BMI dưới trung bình và trên trung bình, và nhóm có kiểu hình nưới dày và mỏng. Độ dày trung bình niêm mạc khẩu cái cứng tại vị trí răng 3 (3,23±0,74), răng 4 (3,07±0,75), răng 5 (3,18±0,87) cao hơn vị trí răng 6 (2,75±0,76) và vị trí răng 7 (2,72±0,91) có ý nghĩa thống kê (p=0,00). Kết luận: CBCT có thể được sử dụng như là một phương tiện không xâm lấn để xác định chính xác và đồng nhất độ dày niêm mạc khẩu cái cứng với sự trợ giúp của máng chụp phim. Vùng thích hợp nhất để lấy mảnh ghép mô liên kết là vùng răng 3, răng 4, răng 5.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Barriviera M. et al. (2009), “A new method to assess and measure palatal masticatory mucosa by cone‐beam computerized tomography”, Journal of clinical periodontology. 36 (7), pp. 564-568.
2. Cairo F. J. P. (2017), “Periodontal plastic surgery of gingival recessions at single and multiple teeth”, Periodontology 2000. 75 (1), pp. 296-316.
3. Gupta P. et al. (2015), “Accuracy of cone-beam computerized tomography in determining the thickness of palatal masticatory mucosa”, Journal of Indian Society of Periodontology. 19 (4), pp. 396.
4. Harris R. J. (1992), “The connective tissue and partial thickness double pedicle graft: A predictable method of obtaining root coverage”, Journal of periodontology. 63 (5), pp. 477-486.
5. Karthikeyan B. et al. (2016), “The versatile subepithelial connective tissue graft: a literature update”, General dentistry. 64 (6), pp. e28-e33
6. Kasaj A. J. C. D. R. (2019), “Gingival recession coverage using soft tissue substitutes”, Clinical Dentistry Reviewed. 3 (1), pp. 23.
7. Kim D. M. et al. (2015), “Periodontal soft tissue non–root coverage procedures: A systematic review from the AAP regeneration workshop”, Journal of periodontology. 86, pp. S56-S72
8. Kuriakose A. et al. (2012), “Assessment of thickness of palatal mucosal donor site and its association with age and gender”, journal of Indian Society of Periodontology. 16 (3), pp. 370.
9. Puri K. et al. (2019), “44-year journey of palatal connective tissue graft harvest: A narrative review”, Journal of Indian Society of Periodontology. 23 (5), pp. 395
10. Said, K. N., Abu Khalid, A. S., & Farook, F. F. (2020). Anatomic factors influencing dimensions of soft tissue graft from the hard palate. A clinical study. Clinical and Experimental Dental Research, 6(4), pp.462-469.
11. Schacher B. et al. (2010), “Direct thickness measurements of the hard palate mucosa”, Quintessence international. 41 (8).
12. Shen, C., Gao, B., Lyu, K., Ye, W., & Yao, H. (2021). Quantitative analysis of maxillary palatal masticatory mucosa thickness and anatomical morphology of palatal vault in Zhejiang province, Journal of Zhejiang University. Medical Sciences, 50(7), pp.1-8.
13. Song J. E. et al. (2008), “Thickness of posterior palatal masticatory mucosa: the use of computerized tomography", J Periodontol. 79 (3), pp. 406-412.
14. Ueno D. et al. (2014), “Palatal Mucosal Measurements in a Japanese Population Using Cone‐
Beam Computed Tomography”, Journal of Esthetic and Restorative Dentistry. 26 (1), pp.48-58.
15. Yaman D. et al. (2014), “Thickness of palatal masticatory mucosa and its relationship with different parameters in Turkish subjects”, International Journal of Medical Sciences. 11 (10), pp. 1009.