ĐẶC ĐIỂM HÌNH ẢNH VÀ GIÁ TRỊ CẮT LỚP VI TÍNH ĐA DÃY TRONG CHẨN ĐOÁN VIÊM TỤY CẤP TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TRUNG ƯƠNG CẦN THƠ NĂM 2020-2022

Tô Nhật Đăng1,, Bùi Ngọc Thuấn1, Phạm Thị Anh Thư1, Nguyễn Hoàng Ẩn1
1 Trường Đại học Y Dược Cần Thơ

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Viêm tụy cấp là một trong những bệnh lý ổ bụng phức tạp với tỉ lệ mắc và tỉ lệ tử vong cao. Cắt lớp vi tính không chỉ đóng vai trò quan trọng trong chẩn đoán mà còn giúp đánh giá độ nặng của bệnh, đánh giá biến chứng. Mục tiêu nghiên cứu: Mô tả đặc điểm hình ảnh và giá trị cắt lớp vi tính đa dãy trong chẩn đoán viêm tụy cấp năm 2020-2022. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Bệnh nhân viêm tụy cấp được chụp cắt lớp vi tính và được điều trị tại Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ từ 2020-2022. Đây là nghiên cứu mô tả trên 83 bệnh nhân. Kết quả: Tỷ số nam/nữ =1,4. Đa số bệnh nhân ở độ tuổi 50-59 tuổi (26,5%). Nghiện rượu là yếu tố căn nguyên thường gặp nhất chiếm 26,5% và chỉ gặp ở giới nam. Biến chứng mạch máu thường gặp nhất là huyết khối tĩnh mạch lách (12%). Phân loại Balthazar nhiều nhất là bậc E (74,7%), tiếp đó là bậc D (12%) và bậc C (9,6%). Phần lớn trường hợp (55,4%) là viêm tụy cấp mức độ nhẹ theo chỉ số trầm trọng CTSI. Có sự tương quan có ý nghĩa thống kê giữa chỉ số trầm trọng CTSI và biến chứng huyết khối tĩnh mạch, giữa chỉ số trầm trọng CTSI và tràn dịch màng phổi, giữa hoại tử tụy và biến chứng huyết khối tĩnh mạch (p<0,001). Cắt lớp vi tính cho thấy độ nhạy 97,53% trong chẩn đoán viêm tụy cấp. Kết luận: Cắt lớp vi tính đa dãy có tiêm thuốc tương phản đóng vai trò quan trọng trong chẩn đoán và mô tả đặc điểm hình ảnh của viêm tụy cấp.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Trần Công Hoan (2008), “Nghiên cứu giá trị của siêu âm, chụp cắt lớp vi tính trong chẩn đoán và tiên lượng viêm tụy cấp”, Luận văn Tiến sĩ Y học, Đại học Y Hà Nội, Hà Nội.
2. Busaba J (2019), “CT appearance of acute pancreatitis using multiphase Multidetector Computed Tomography and correlation between CT Severity Index and clinical outcomes”, Chula Med J, 63, No. 3, pp.153-161.
3. Clavien P, Hauser H, Meyer P, Rohner A. (1988), “Value of contrast-enhanced computerized tomography in the early diagnosis and prognosis of acute pancreatitis. A prospective study of 202 patients”, Am J Surg, 155(3), pp.457-66.
4. Emil J, Ranson J (1990), Acute pancreatitis: Value of CT in establishing prognosis, Radiology, 174(2).
5. Gameer R, et al. (2016), “CT evaluation of acute pancreatitis and its prognostic correlation with CT severity index”, Journal of Clinical and Diagnostic Research, 10(6), pp.6-11.
6. London N, Neoptolemos J, et al. (1989), “Serial computed tomography scanning in acute pancreatitis: a prospective study”, Gut, 30(3), pp.397-403.
7. Leppäniemi A, Tolonen M, et al. (2019), “WSES guidelines for the management of severe acute pancreatitis”, World J Emerg Surg.,14, pp.27.
8. Márta K, Lazarescu A, et al. (2019), “Aging and Comorbidities in Acute Pancreatitis I: A MetaAnalysis and Systematic Review Based on 194,702 Patients”, Front Physiol, 10, pp.328. 9. Nawacki Ł, Matykiewicz J, Stochmal E (2021), “Splanchnic Vein Thrombosis in Acute Pancreatitis and Its Consequences”, Clin Appl Thromb Hemost, pp.27.
10. Sheethal G, Kada V, Sudhir S (2019), “Role of CECT in acute pancreatitis and correlation of MCTSI with clinical outcome”, International Journal of Contemporary Medicine Surgery and Radiology, 4(2), pp.11-15.
11. Santh K, Vajra V (2020), “Evaluation of modified Computed Tomography severity index in acute pancreatitis”, International Journal of Anatomy, Radiology and Surgery, 9(1), pp.06-09.
12. Sanjay D (2017), “MDCT Evaluation of Acute Pancreatitis”, Journal of Medical Science and Clinical Research, 5(8), pp.26894-26897.
13. Sahu B, Abbey P, Anand R (2017), “Severity assessment of acute pancreatitis using CT severity index and modified CT severity index: Correlation with clinical outcomes and severity grading as per the Revised Atlanta Classification”, Indian J Radiol Imaging., 27(2), pp.152-160.
14. Urooj T, Shoukat S, Bokhari I, Mahmood T. (2020), “Diagnostic accuracy of contrast enhanced computed tomography (CECT) in detection of necrosis in acute pancreatitis by taking surgical findings as gold standard”, J Pak Med Assoc, 70(11), pp.1930-1933.