NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ DỰ PHÒNG TÁI PHÁT CƠN ĐAU ĐẦU KIỂU CĂNG THẲNG BẰNG AMITRIPTYLINE

Nguyễn Thanh Hải1,, Lương Thanh Điền2, Hoàng Thúy Oanh2
1 Trường Đại Học Y Dược Cần Thơ
2 Trường Đại học Y Dược Cần Thơ

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Đau đầu kiểu căng thẳng là một hiện tượng sức khỏe rất phổ biến, chỉ đứng sau sâu răng trong các rối loạn sức khỏe toàn cầu. Triệu chứng thường gặp là cảm giác như có một dải băng đang siết chặt trán, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và hiệu suất công việc. Amitriptyline là một trong những phương án hàng đầu để phòng ngừa đau đầu căng thẳng. Do đó, việc tiến hành nghiên cứu là cần thiết để bổ sung dữ liệu khoa học về các triệu chứng lâm sàng và đánh giá hiệu quả điều trị của amitriptyline trong bệnh lý đau đầu kiểu căng thẳng. Mục tiêu nghiên cứu: Mô tả đặc điểm lâm sàng bệnh đau đầu kiểu căng thẳng và đánh giá hiệu quả của amitriptyline trong điều trị dự phòng cơn đau đầu kiểu căng thẳng. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang và can thiệp lâm sàng không nhóm chứng 50 bệnh nhân được chẩn đoán đau đầu kiểu căng thẳng. Đối tượng tham gia được đánh giá đặc điểm lâm sàng và điều trị bằng amitriptyline khởi đầu 25mg/ngày. Hiệu quả điều trị được xác định khi tần số cơn giảm ≥ 30% sau 2 tuần. Kết quả: Tỷ lệ nam/nữ: 1/2,8 ; tuổi trung bình 50±14,53 tuổi; tuổi khởi phát đau đầu kiểu căng thẳng trung bình 42,8±10,3 tuổi; số cơn đau đầu kiểu căng thẳng/28 ngày: 15,78±3,12 cơn. Tỷ lệ hiệu quả amitriptyline là 86,4%, cụ thể liều amitriptyline 25mg là 64%. Tác dụng phụ chủ yếu của là khô miệng (53,85%), tăng cân (64,1%), buồn ngủ (64,1%), táo bón (5,1%). Không có tác dụng phụ trầm trọng hoặc tử vong. Kết luận: Đau đầu kiểu căng thẳng thường gặp ở phụ nữ (chiếm 74%), đặc biệt là những người ở độ tuổi trung niên. Amitriptyline với liều lượng 25mg đã được chứng minh là một giải pháp hiệu quả, an toàn trong việc giảm bớt cơn đau đầu căng thẳng.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Nguyễn Văn Chương. Đau đầu do căng thẳng, Chẩn đoán và điều trị các chứng bệnh đau đầu thường gặp. Nhà xuất bản y học. 2010. 129-155.
2. Antonaci. F, et al. The Evolution of Headache from Childhood to Adulthood: A Review of the Literature. J. Headache Pain. 2014. 15, 15, https://doi.org/10.1186/1129-2377-15-15.
3. Headache Classification Committee of the International Headache Society. The international classification of headache disorders, (beta version) Cephalalgia. 2013. 33(9), 629-808, https://doi.org/10.1177/0333102413485658.
4. Palacios-Ceña M, et al. Variables Associated With the Use of Prophylactic amitriptyline Treatment in Patients With Tension-type Headach. 2019. 35 (4), 315-320, https://doi.org/10.1097/AJP.0000000000000685.
5. Bùi Minh Hiếu, Lương Thanh Điền, Lý Ngọc Tú. Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, một số yếu tố khởi phát và kết quả điều trị của bệnh nhân đau đầu dạng căng thẳng tại bệnh viện Đa khoa Trung Ương Cần Thơ. Tạp chí Y Dược học Cần Thơ. 2023. 127-133. https://doi.org/10.58490/ctump.2024i70.1764.
6. Li X., Zhou J., Tan G., Wang Y, et al. Clinical characteristics of tension-type headache in the neurological clinic of a university hospital in China. Neurol Sci. 2012. 33(2), 283-287. https://doi.org/10.1007/s10072-011-0675-4.
7. Tao QF, Huang YB, Yuan L, et al. Acupuncture versus tricyclic antidepressants in the prophylactic treatment of tension-type headaches: an indirect treatment comparison metaanalysis. J Headache Pain. 2024 Apr 29. 25(1):67, https://doi.org/10.1186/s10194-024-017765.
8. Pryse-Phillips, W., Findlay, H., Tugwell, et al. A Canadian population survey on the clinical, epidemiologic and societal impact of migraine and tensiontype headache. Can J Neurol Sci. 1992. 19(3), 333-339, https://doi.org/10.1017/S0317167100041950.
9. Iyer, S., Balasubramaniam, R. Tension-Type Headache. In: Balasubramaniam, R., Yeoh, SC., Yap, T., Prabhu, S. (eds) Oral Medicine - A Clinical Guide. Springer, Cham. 2023. https://doi.org/10.1007/978-3-031-36797-7_95.
10. Patient.info. Tension Headache. 2023. https://patient.info/brain-nerves/headacheleaflet/tension-headache.
11. International Association for the Study of Pain. Tension-Type Headache. 2022. https://www.iasp-pain.org/wp-content/uploads/2022/10/3-TensionType.pdf.
12. Karli N., Akgöz S., Zarifoğlu M., Akiş N. & Erer S. Clinical characteristics of tension-type headache and migraine in adolescents: a student-based study. Headache: The Journal of Head and Face Pain. 2006. 46(3), 399-412, https://doi.org/10.1111/j.1526-4610.2006.00372.x.
13. Nguyễn Thị Thuý Lan, Cao Phi Phong. Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và phân loại đau đầu mạn tính hằng ngày. Luận án tiến sĩ. Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh, Thành phố Hồ Chí Minh. 2010.