NGHIÊN CỨU BỆNH NHIỄM TRÙNG SƠ SINH SỚM QUA ĐƯỜNG MẸ-THAI TẠI KHOA NHI SƠ SINH BỆNH VIỆN PHỤ SẢN THÀNH PHỐ CẦN THƠ NĂM 2020-2022

Trần Thị Huỳnh Như1,, Nguyễn Thị Kiều Nhi1, Bùi Quang Nghĩa1, Lê Văn Khoa1, Nguyễn Thị Ngọc Hà2, Nguyễn Phước Sang1, Trần Đức Long1, Trần Công Lý1
1 Trường Đại học Y Dược Cần Thơ
2 Bệnh viện Phụ sản thành phố Cần Thơ

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Nhiễm trùng sơ sinh (NTSS) rất hay gặp và là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở trẻ sơ sinh, đặc biệt là nhiễm trùng sơ sinh sớm. Theo dõi xác định rõ những yếu tố nguy cơ, phát hiện sớm những biến đổi lâm sàng có thể phát hiện sớm bệnh nhiễm trùng sơ sinh cho phép xử trí sớm góp phần đáng kể giảm tỷ lệ tử vong sơ sinh. Mục tiêu nghiên cứu: 1. Mô tả đặc điểm lâm sàng bệnh NTSS sớm qua đường mẹ-thai; 2. Mô tả đặc điểm cận lâm sàng bệnh NTSS sớm qua đường mẹ-thai. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu quan sát mô tả trên 82 trẻ nhiễm trùng sơ sinh sớm qua đường mẹ-thai. Kết quả: 82 bệnh nhi được nghiên cứu với nam 53,7%; 40,2% trẻ nhẹ cân, 41,5% trẻ non tháng. Lâm sàng: Triệu chứng hô hấp là thường gặp nhất với thở co lõm ngực (64,6%), thở rên (59,8%), cơn ngưng thở nặng và thở không đều (28%). Tiêu hóa: Bú kém, bỏ bú tỷ lệ 37,8%, ọc dịch nâu chiếm 35,4% và bụng chướng 19,5%. Một số triệu chứng lâm sàng khác: Thần kinh, da niêm, huyết học. Cận lâm sàng: Bạch cầu số lượng ≥20000/mm3 là 75,6%, 34,1% trường hợp CRP≥10mg/l. Kết luận: Lâm sàng và cận lâm sàng đa dạng, mức độ biểu hiện khác nhau, các triệu chứng thường gặp là hô hấp, tiêu hóa, thần kinh, toàn thân. Cận lâm sàng biểu hiện với số lượng bạch cầu tăng và CRP tăng. 

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Võ Hữu Đức, Tạ Văn Trầm (2018), Đặc điểm nhiễm khuẩn sơ sinh sớm tại đơn vị chăm sóc tích cực sơ sinh, bệnh viện Đa khoa trung tâm Tiền Giang từ 1/2015 đến 12/2016. Y học Thành phố Hồ Chí Minh, 22(4), tr. 234-238.
2. Trần Quốc Lợi, Nguyễn Thu Tịnh (2022), Nồng độ procalcitonin máu ở trẻ nhiễm trùng huyết sơ sinh sớm tại bệnh viện đa khoa Đồng Tháp. Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh, 26(1), tr.168-174.
3. Nguyễn Thị Kiều Nhi (2009), Xác định các yếu tố nguy cơ mẹ liên quan bệnh nhiễm trùng sơ sinh sớm ở con tại khoa sản bệnh viện trường Đại học y - dược Huế. Y học Việt Nam, 4(2):506 - 514. 4. Nguyễn Thị Kiều Nhi (2003), Đánh giá hiệu quả việc chăm sóc sơ sinh bằng mô hình kết hợp sản - nhi tại khoa sản bệnh viện Trường Đại học Y Huế, Luận án tiến sĩ, Trường Đại học Y Huế, Huế.
5. Võ Thị Khánh Nguyệt (2010), Nghiên cứu sự biến đổi tần số tim trên điện tâm đồ bề mặt của sơ sinh bình thường và bệnh lý giai đoạn sơ sinh sớm. Luận văn chuyên khoa cấp II, Trường Đại học Y Huế, Huế.
6. Phan Hùng Việt, Lê Phan Ngọc Bích, Phạm Thị Ny (2019), Nghiên cứu vai trò của Procalcitonin trong chẩn đoán nhiễm trùng sơ sinh sớm tại bệnh viện Trường Đại học Y Dược Huế. Y học Thành phố Hồ Chí Minh, Hội nghị Nhi khoa mở rộng BV Nhi đồng 2 2019, 23 (4) tr. 217 – 224.
7. Agence nationale d’Accréditation et d’évaluation en santé (2002), Diagnostic et traitement curatif de l’infection bactérienne précoce du nouveau – né. Récommandations pour la pratique clinique, pp. 1-15.
8. Benitz WE, Gould JB, Druzin ML (1999), “Risk factors for early-onset group B streptococcal sepsis: estimation of odds ratios by critical literature review “, Pediatrics, 103(6), pp.77.
9. Berardi A, Baroni L, Bacchi Reggiani ML, Ambretti S, Biasucci G, Bolognesi S, et al (2016), The burden of early-onset sepsis in EmiliaRomagna (Italy): a 4-year, population-based study. The Journal of Maternal-Fetal & Neonatal Medicine, 29, 3126-31.
10. Belachew A, Tilahun TT (2020), Neonatal sepsis and its association with birth weight and gestational age among admitted neonates in Ethiopia: systematic review and meta-analysis. BMC Pediatrics, 20:55.
11. Giannoni E, Agyeman PKA, Stocker M, Posfay-Barbe KM, Heininger U, et al. (2018), Neonatal sepsis of early onset, and hospital-acquired and community-acquired late onset: A prospestive population-based cohort study. J Pediatric (201), pp.106-114.e4.
12. Stoll BJ, Puopolo KM, Hasen NI, et al (2020), Early-Onset Neonatal Sepsis 2015 to 2017, the Rise of Escherichia coli, and the Need for Novel Prevention Strategies. JAMA Pediatr, 174(7), e200593.