Tình hình tuân thủ điều trị ở bệnh nhân ngoại trú hen phế quản tại Bệnh viện Bà Rịa năm 2021-2022
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Đặt vấn đề: Nghiên cứu Gánh nặng bệnh tật toàn cầu cho thấy năm 2017 bệnh hen phế quản gây ra khoảng 495 nghìn ca tử vong, ảnh hưởng tới khoảng 300 triệu người trên toàn thế giới.
Tuân thủ giúp tăng hiệu quả của các phương pháp điều trị. Các nghiên cứu về hen trên thế giới và tại Việt Nam cho thấy tỷ lệ tuân thủ điều trị rất khác nhau ở các địa phương và dao động 30% đến 70%. Mục tiêu nghiên cứu: Xác định tỷ lệ tuân thủ điều trị và tìm hiểu một số yếu tố liên quan đến tuân thủ điều trị của bệnh nhân ngoại trú mắc bệnh hen phế quản tại Bệnh viện Bà Rịa năm 2021- 2022. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang trên 247 bệnh nhân hen phế quản từ tháng 10/2021 đến tháng 01/2022. Đánh giá tuân thủ điều trị bằng thang đo General Medication Adherence Scale (GMAS) của Atta Abbas Naqvi. Kết quả: Nghiên cứu cho thấy 77,7% bệnh nhân hen tuân thủ với GMAS 30-33 điểm (GMAS=33 chiếm 48,6%, GMAS=30-32 điểm chiếm 29,1%). Phân tích hồi quy logistic đa biến cho thấy độ tuổi, hút thuốc, dịch Covid-19 ảnh hưởng đến tuân thủ điều trị của bệnh nhân hen, khác biệt có ý nghĩa thống kê. Kết luận: Nghiên cứu cho thấy tuân thủ điều trị ở bệnh nhân hen phế quản ngoại trú tại Bệnh viện đạt mức cao so với các nghiên cứu trong nước và trên thế giới.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Tuân thủ, hen, GMAS
Tài liệu tham khảo
2. Bộ Y tế (2021), Quyết định 5850/QĐ-BYT ngày 24/12/2021 về việc ban hành tài liệu chuyên môn “Quy trình lâm sàng chẩn đoán và điều trị hen phế quản ở người lớn và trẻ em ≥ 12 tuổi”.
3. Global Intitative for Asthma (GINA) (2020), Sổ tay hướng dẫn xử lý và dự phòng hen phế quản (dùng cho người lớn và trẻ em trên 5 tuổi) (dành cho cán bộ y tế), người dịch: Lê Thị Tuyết Lan, Hội nghị Khoa học thường niên-Hội Hen-Dị ứng-Miễn dịch lâm sàng thành phố Hồ Chí Minh.
4. Trần Thị Lý, Lê Văn Hợi, Đinh Ngọc Sỹ (2019), Thực trạng và hiệu quả sử dụng dịch vụ quản lý, chăm sóc người bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và hen ở một số đơn vị quản lý bệnh phổi mạn tính tại Việt Nam, Luận án tiến sĩ Y tế công cộng, Trường Đại học Y Hà Nội.
5. Cesar I Fernandez-Lazaro & Juan M García-González (2019), Adherence to treatment and related factors among patients with chronic conditions in primary care: a cross-sectional study, BMC family practice, 20 (1), pp.1-12.
6. GBD 2017 Causes of Death Collaborators (2018), Global, regional, and national age-sex-specific mortality for 282 causes of death in 195 countries and territories, 1980–2017: a systematic analysis for the Global Burden of Disease Study 2017, The Lancet, 392 (10159), pp.1736-1788.
7. Mohd Isa, N. A., et al. (2020), Asthma control and asthma treatment adherence in primary care: results from the prospective, multicentre, non-interventional, observational cohort ASCOPE study in Malaysia, Med J Malaysia, 75 (4): 331-337. 8. Atta Abbas Naqvi, Mohamed Azmi Hassali et al. (2018), Development and validation of a novel General Medication Adherence Scale (GMAS) for chronic illness patients in Pakistan, Frontiers
in Pharmacology, 9, pp.1124.
9. Atta Abbas Naqvi, Mohamed Azmi Hassali et al. (2019), Translation and validation of the English version of the general medication adherence scale (GMAS) in patients with chronic illnesses,
Journal of drug assessment, 8 (1), pp.36-42.
10. Nguyen-Ho Lam , Nguyen-Thanh Nam, Le-Thuong Vu, Nguyen-Nhu Vinh, and Le-Thi Tuyet- Lan (2021), Stepping down therapy for well- controlled mild asthma: an experience from University Medical Center at Ho Chi Minh City, Asia Pac Allergy, 11 (1):e9 https://doi.org/10.5415/apallergy.2021.11.e9 pISSN 2233-8276·eISSN 2233-8268].
11. Plaza, V. , et al. (2021), Assessing Adherence by Combining the Test of Adherence to Inhalers With Pharmacy Refill Records, J Investig Allergol Clin Immunol, 31(1): 58-64.
12. World Health Organization (2003), Adherence to long-term therapies : evidence for action/[edited by Eduardo Sabaté]. [cited 2021 21/02]; Available from: https://apps.who.int/iris/handle/10665/42682.