ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ HÌNH ẢNH NỘI SOI ĐẠI TRÀNG BỆNH NHÂN CÓ HỘI CHỨNG RUỘT KÍCH THÍCH THEO TIÊU CHUẨN ROME IV

Keo Soly1,, Huỳnh Kim Phượng1, Huỳnh Hiếu Tâm 1
1 Trường Đại học Y Dược Cần Thơ

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Hội chứng ruột kích thích (IBS: Irritable bowel syndrome) là một rối loạn chức năng tiêu hóa. Theo tiêu chuẩn ROME IV, bệnh nhân có IBS khi có triệu chứng đau bụng ít nhất 1 lần/tuần trong vòng 3 tháng gần nhất liên quan đến rối loạn đi tiêu. Các bệnh lý viêm loét đại tràng, polyp hay ung thư đại trực tràng cũng có triệu chứng giống IBS nhưng thường kèm theo triệu chứng báo động. Mục tiêu nghiên cứu: Mô tả đặc điểm lâm sàng, hình ảnh nội soi của bệnh nhân hội chứng ruột kích thích theo tiêu chuẩn Rome IV. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang, ghi nhận triệu chứng lâm sàng, kết quả nội soi đại trực tràng của những bệnh nhân ≥18 tuổi đã được nội soi tại trung tâm nội soi của Bệnh viện trường Đại học Y Dược Cần Thơ năm 2021-2022. Kết quả: Chúng tôi ghi nhận 187 ca được nội soi đại trực tràng, 54% có tổn thương trên nội soi đại trực tràng gồm: 60,3% có triệu chứng báo động, 41% không có triệu chứng báo động. Trong đó có 17,6% Viêm/loét, 36,9% polyp, 13,4 % túi thừa. Kết luận: Nhóm bệnh nhân có tổn thương trên nội soi, đa số bệnh nhân có triệu chứng báo động nhưng vẫn có một số bệnh nhân không có triệu chứng báo động. Vì vậy trong quy trình chẩn đoán IBS cần chú trọng loại trừ những yếu tố nguy cơ và chỉ định cận lâm sàng tầm soát như nội soi đại trực tràng nên được thực hiện.   

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Bộ môn nội (2017), Bệnh lý đại tràng, Giáo trình nội bệnh lý 1, Trường Đại học Y Dược Cần thơ, tr. 65-68.
2. Lê Văn Thiệu (2017), “Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, bệnh nhân mắc hội chứng ruột kích thích thể lỏng kéo dài trên 3 năm tại bệnh viện Hữu Nghị Việt-Tiệp”, Tạp chí Y học Việt Nam, Tập 460, số đặc biệt, tháng 11 2017, tr.185-189.
3. Nguyễn Anh Thư , Quách Trọng Đức (2017), “Tần suất và các yếu tố nguy cơ của polyp đại trực tràng ở bệnh nhân hội chứng ruột kích thích”, Tạp chí Y học TP Hồ Chí Minh, 3(21), tr.84-90.
4. Huỳnh Thị Minh Thư, “Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và các yếu tố liên quan của hội chứng ruột kích thích tại Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ năm 2015-2016”, Luận văn tốt nghiệp Bác sĩ Đa khoa Trường Đại học Y Dược Cần Thơ.
5. Trần Thị Khánh Tường (2020), “Tần suất có tổn thương đại tràng ở bệnh nhân có triệu chứng của hội chứng ruột kích thích theo ROME IV”, Tạp chí Y học Việt Nam, Tập 489, số 1, tháng 4, 2020, tr.11-15.
6. Black, CJ, Yiannakou, Y, Houghton, LA et al. (2020), “Epidemiological, Clinical, and Psychological Characteristics of Individuals with Self-reported Irritable Bowel Syndrome Based on the Rome IV vs Rome III Criteria”, Clinical Gastroenterology and Hepatology, 18(2). pp.392-398.
7. El-Salhy M. (2012), “Irritable bowel syndrome: Diagnosis and pathogenesis”, World J Gastroenterol, 18(37), 5151-5163.
8. Ford A C Lovell R. M (2012), “Global prevalence of and risk factors for irritable Bowel Syndrome: a metal-analysis”, Clinical Gastroenterology and Hepatology, 10(7), pp.712-721.
9. Ford A.C., Lacy B.E., Talley N.J. (2017), “Irritable Bowel Syndrome”, N Engl J Med, 376(26), 2566-2578.
10. Mukesh Sharman Paudel, A.K. Mandal, B. Shrestha, N.S Poudyal, S. Kc, S. Chaudhary et al. (2018), “Prevalence of Organic Colonic Lesions by Colonoscopy in Patients Fulfilling ROME IV Criteria of Irritable Bowel Syndrome”, JNMA; journal of the Nepal Medical Association. 2018; 56(209), 487-492.
11. Purva Patel, Bercik Premysl, Morgan David G, Bolino Carolina, Pintos-Sanchez Maria Ines, Moayyedi Paul et al. (2015), “Prevalence of organic disease at colonoscopy in patients with symptoms compatible with irritable bowel syndrome: cross-sectional survey”, Scandinavian Journal of Gastroenterology, 50(7), pp.816-23.