KẾT QUẢ KHỞI PHÁT CHUYỂN DẠ BẰNG OXYTOCIN VÀ DINOPROSTONE TRÊN THAI TRÊN 37 TUẦN

Dương Mỹ Linh1, Dương Thị Khao Ry1,, Nguyễn Hữu Dự2, Bùi Quang Nghĩa1, Trần Trọng Nhân1
1 Trường Đại học Y Dược Cần Thơ
2 Bệnh viện Phụ sản thành phố Cần Thơ

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Có nhiều phương pháp khởi phát chuyển dạ với ưu, nhược điểm khác nhau, nên việc lựa chọn phương pháp nào để đạt được kết quả tốt nhất và giảm thiểu những rủi ro cho thai phụ và thai nhi là vấn đề thách thức trong thực hành lâm sàng. Mục tiêu nghiên cứu: Đánh giá kết quả khởi phát chuyển dạ bằng oxytocin và dinoprostone ở thai đủ tháng có chỉ định chấm dứt thai kỳ. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên có đối chứng, mù đơn trên 130 thai phụ, trong đó 65 thai phụ được dùng oxytocin, 65 thai phụ được dùng dinoprostone. Kết quả: Tỉ lệ khởi phát chuyển dạ thành công của nhóm dùng oxytocin là 76,9%, nhóm dùng dinoprostone là 84,6% nhưng sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê với p>0,05. Tỉ lệ sinh đường âm đạo ở thai phụ khởi phát chuyển dạ thành công ở nhóm dùng oxytocin và dinoprostone lần lượt là 84% và 69,1%, sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê với p>0,05. Tác dụng không mong muốn chủ yếu là rối loạn cơn co tử cung 10,8% ở nhóm dinoprotone và 1,5% ở nhóm oxytocin; không ghi nhận trường hợp nào vỡ tử cung hay băng huyết sau sinh. Kết luận: Tỉ lệ khởi phát chuyển dạ thành công của 2 nhóm oxytocin và dinoprostone khá cao và không có sự khác biệt.

Chi tiết bài viết

Author Biography

Ts.BSCKII Dương Mỹ Linh, Trường Đại học Y Dược Cần Thơ

Bộ môn Phụ Sản - Khoa Y

Tài liệu tham khảo

1. Các biện pháp khởi phát chuyển dạ. Giáo trình Module 31 Phụ Sản 2. Nhà xuất bản Đại học Huế. Trường Đại học Y – Dược. Đại học Huế. 2021. 1-12.
2. Vũ Quốc Nhân. Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả khởi phát chuyển dạ bằng Dinoprostone trên thai phụ có chỉ định chấm dứt thai kỳ tại Bệnh viện Phụ sản Thành phố Cần Thơ năm 2022-2023. Luận văn tốt nghiệp bác sĩ nội trú. Đại học Y Dược Cần Thơ. 2023.
3. Melese Gezahegn Tesemma, Demisew Amenu Sori, Desta Hiko Gemeda. High dose and Low dose oxytocin regimens as determinants of successful labor induction: a multicenter comparative study. BMC Pregnancy and Childbirth. 2020. 20(1), 20, 232.
4. WHO. WHO recommendation on use of low doses of vaginal prostaglandins for induction of labour. 2011. URL: https://apps.who.int/iris/bitstream/handle/10665/44531/9789241 501156_eng.pdf?sequence=1.
5. Huỳnh Nguyễn Khánh Trang, Tăng Trường Bản. Hiệu quả của Propess làm chín mùi cổ tử cung và khởi phát chuyển dạ trên thai trưởng thành đủ tháng tại Bệnh viện Hùng Vương. Y học thành phố Hồ Chí Minh. 2021. 25(1), 238-243.
6. Nguyễn Hữu Thời. Kết quả khởi phát chuyển dạ bằng sonde Foley và Dinoprostone ở thai ≥37 tuần tại Bệnh viện Đa khoa Trung Ương Cần Thơ năm 2022-2023. Y Dược học Cần Thơ. 2023. 65, 212-218.
7. Phạm Chí Kông, Bùi Thị Viễn Phương. Nghiên cứu hiệu quả khởi phát chuyển dạ bằng propess đặt âm đạo. Tạp chí Phụ Sản. 2021. 19(1), 38-47.
8. Ting-An Chang, et al. Oxytocin and vaginal dinoprostone in labor induction: A systematic review and meta-analysis. Int J Gynaecol Obstet. 2024. doi: 10.1002/ijgo.15443.
9. Tamer E.Elghazaly, et al. Comparison between Oxytocin and Dinoprostone in Labor Induction in Pregnancies with Premature Rupture of Membranes. The Egyptian Journal of Hospital Medicine. 2023. Vol. 90 (2), 2998-3003.
10. Akay, et al. Comparison of Low-Dose Oxytocin and Dinoprostone for Labor Induction in Postterm Pregnancies: A Randomized Controlled Prospective Study. Gynecologic and Obstetric Investigation. 2012. 73, 242-247. doi: 10.1159/000334404.