NGHIÊN CỨU TÌNH HÌNH VÀ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ VIÊM ỐNG TAI NGOÀI DO NẤM TẠI BỆNH VIỆN TAI MŨI HỌNG THÀNH PHỐ CẦN THƠ NĂM 2023-2024
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Đặt vấn đề: Viêm ống tai ngoài bội nhiễm nấm là tình trạng bong vảy biểu bì và ứ đọng vảy biểu bì hoặc chất tiết trong ống tai do nhiều nguyên nhân khác nhau như: viêm tai giữa, polype ống tai, dị hình ống tai, chàm ống tai, viêm da cơ địa. Mục tiêu nghiên cứu: 1. Đặc điểm chung của bệnh nhân viêm ống tai ngoài. 2. Xác định tỷ lệ và một số yếu tố nguy cơ của viêm ống tai ngoài do nấm. 3. Đánh giá kết quả điều trị viêm ống tai ngoài do nấm. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 105 bệnh nhân có viêm ống tai ngoài đến khám tại Bệnh viện Tai Mũi Họng Thành phố Cần Thơ trong thời gian từ tháng 05/2023 đến tháng 05/2024. Kết quả: Tỷ lệ nam:nữ là 0,6:1. Tuổi trung bình là 39±1,7, bệnh nhân nhỏ tuổi nhất là 2 tuổi, bệnh nhân lớn tuổi nhất là 79 tuổi. Bệnh nhân ở thành thị chiếm tỷ lệ cao hơn ở nông thôn (53,33%). Nhóm lao động tay chân (nông dân, công nhân, buôn bán, nội trợ) chiếm tỷ lệ cao (41,91%). Tỷ lệ viêm ống tai ngoài do nấm là 58,1%. Có nhiều yếu tố nguy cơ của viêm ống tai ngoài do nấm trong đó thường gặp là thói quen lấy ráy tai thường xuyên (52,46%), tiền sử bệnh tại tai (viêm ống tai ngoài 19,67%, viêm tai giữa-viêm tai xương chũm 11,48%), thói quen bịt lấp ống tai (9,84%). Tỷ lệ điều trị thành công viêm ống tai ngoài do nấm là 93,44%. Kết luận: Viêm ống tai ngoài do nấm là bệnh thường gặp. Yếu tố nguy cơ là thói quen lấy ráy tai tại nhà, tiền sử viêm ống tai ngoài, viêm tai giữa-viêm tai xương chũm, thói quen đeo tai nghe. Tỷ lệ điều trị thành công tương đối cao.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Viêm ống tai, viêm ống tai ngoài do nấm, yếu tố liên quan của nấm ống tai
Tài liệu tham khảo
2. Nguyễn Thị Tường Vân. Khảo sát các tác nhân vi nấm gây viêm ống tai ngoài tại khoa Tai Mũi Họng Bệnh viện Nguyễn Trãi Thành phố Hồ Chí Minh năm 2015. Tạp chí Y học Việt Nam. 2021. Số 2, 215-217. https://doi.org/10.51298/vmj.v501i2.534.
3. Jia Xianhao L.Q., Chi Fanglu, Cao Wenjun. Otomycosis in Shanghai: aetiology, clinical features and therapy. Mycoses. 2011. 55(5), 404-409. https://doi:10.1111/j.1439-0507.2011.02132.x.
4. Nguyễn Tư Thế. Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị viêm ống tai ngoài. Tạp chí Y Dược học Trường Đại học Y Dược Huế. 2018. Số 8, 68-75. https://www.doi.org/10.34071/jmp.2018.6.9.
5. Rosenfeld RM B.L., Cannon CR, et al. Clinical Practice Guideline: Acute Otitis External. American Academy of Otolaryngology-Head and Neck Surgery Foundation. 2014. 150, 1-24.
https://doi: 10.1177/0194599813517083.
6. Jwery A.K. Various topical antifungal agents in otomycosis, which is the best? J Pak Med Assoc. 2021. 71(12), 32-34. PMID: 35130214.
7. Lê Chí Thông. Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị bệnh nấm tai tại Huế. Đại Học Y Dược Huế. 2010. 1-50.
8. Nguyễn Ngọc Mỹ Dung. Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của viêm tai ngoài mạn tính do nấm tại Bệnh viện Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh 2017-2018. Kỷ yếu Hội nghị khoa học Tai Mũi Họng và Phẫu thuật đầu cổ toàn quốc lần thứ XXI. 2018. 95-105.
9. Priti Agarwal 1 L.S.D. Otomycosis in a Rural Community Attending a Tertiary Care Hospital: Assessment of Risk Factors and Identification of Fungal and Bacterial Agents. Journal of Clinical and Diagnostic Research. 2017. 11, 14-18. https://doi: 10.7860/JCDR/2017/25865.
10. Võ Văn Nghị. Định danh nấm bằng PCR ứng dụng trong chẩn đoán và điều trị nấm ống tai ngoài. Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh. 2013. Số 17, 157-163. https://doi.org/10.51298/vmj.v501i2.534.