ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ GÃY KÍN MÂM CHÀY CÓ TỔN THƯƠNG CỘT SAU BẰNG PHƯƠNG PHÁP KẾT HỢP XƯƠNG NẸP VÍT

Mai Thành Công Chiến1,, Hoàng Minh Tú 1, Nguyễn Việt Nam 2, Nguyễn Thành Tấn1, Trần Đỗ Hùng1, Đặng Phước Giàu1, Thạch Thanh Tùng3
1 Trường Đại học Y Dược Cần Thơ
2 Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
3 Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Gãy mâm chày là loại gãy liên quan đến bề mặt khớp của đầu trên xương chày khớp với đầu xa xương đùi. Trong đó, gãy cột sau mâm chày xảy ra khi cơ chế té mà phần lồi cầu đùi tác động lên khớp gối trong tư thế gối gấp. Mục tiêu nghiên cứu: Đánh giá kết quả điều trị gãy kín mâm chày có tổn thương cột sau bằng phương pháp kết hợp xương nẹp vít. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu 33 bệnh nhân gãy kín mâm chày có tổn thương cột sau có CT scan dựng hình tại Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ và Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Cần Thơ từ tháng 6/2022 đến tháng 4/2024. Kết quả: Trong nghiên cứu có 6 trường hợp cần ghép xương chiếm 18,2%. 23 bệnh nhân (chiếm 69,7%) có lực vẹo trong tác động làm gãy mâm chày trong, 10 bệnh nhân (chiếm 30,3%) có lực vẹo ngoài tác động làm gãy mâm chày ngoài. 2 trường hợp biến chứng sau mổ chiếm tỉ lệ (6,06%) gồm một trường hợp tổn thương thần kinh mác chung và một trường hợp nhiễm trùng nông. Sau 3 tháng có 26 trường hợp (chiếm 78,8%) đạt kết quả tốt, 6 trường hợp (chiếm 18,2%) đạt kết quả rất tốt và có 1 trường hợp (chiếm 3%) phục hồi chức năng trung bình. Sau 6 tháng tất cả đều cho thấy phục hồi chức năng ở mức tốt và rất tốt. Kết luận: Nhờ sự hỗ trợ của CT scan và việc hiểu hơn về cơ chế chấn thương mà công tác chuẩn bị trước mổ trở nên dễ dàng hơn, giúp phẫu thuật viên định hướng được đường mổ phù hợp, cũng như phương pháp kết hợp xương tối ưu với từng kiểu gãy riêng biệt.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Pan S, Peng A-Q, Hu Y-N, Wang S, Zhang Y-L, Wang YJAoTM. Injury pattern simulation and mapping of complex tibial plateau fractures that involve the posterior plateau with threedimensional computed tomography. Annals of Translational Medicine. 2021. 9(4), doi:10.21037/atm-20-5043.
2. Van den Berg J, De Boer A, Assink N, et al. Trauma mechanism and patient reported outcome in tibial plateau fractures with posterior involvement. The Knee. 2021. 30, 41-50, doi:10.1016/j.knee.2021.03.011.
3. Callary SA, Jones CF, Kantar K, et al. A new approach to surgical management of tibial plateau fractures. Journal of Clinical Medicine. 2020. 9(3), 626, doi:10.3390%2Fjcm9030626.
4. Sameer MM, Bassetty KC, Singaravadivelu V. Functional Outcome Analysis of Fixation of Tibial Plateau Fractures using the Three-column Concept. Journal of Orthopaedic Case Reports. 2022. 12(5), 6, doi:10.13107%2Fjocr.2022.v12.i05.2792.
5. Luo C-F, Sun H, Zhang B, Zeng B-FJJoot. Three-column fixation for complex tibial plateau fractures. Journal of Orthopaedic Trauma. 2010. 24(11), 683-692, doi:10.1097/BOT.0b013e3181d436f3.
6. Hua K, Jiang X, Zha Y, Chen C, Zhang B, Mao Y. Retrospective analysis of 514 cases of tibial plateau fractures based on morphology and injury mechanism. Journal of orthopaedic surgery and research. 2019. 14(1), 1-10, doi:10.1186/s13018-019-1321-8.
7. Hu Y, Peng A, Wang S, Pan S, Zhang XJOS. Flexion Tibial Plateau Fractures: 3‐dimensional CT Simulation‐based Subclassification by Injury Pattern. 2022. 14(3), 543-554, doi:10.1111/os.13190.
8. Cooper GM, Kennedy MJ, Jamal B, Shields DW. Autologous versus synthetic bone grafts for the surgical management of tibial plateau fractures: a systematic review and meta-analysis of randomized controlled trials. Bone & Joint Open. 2022. 3(3), 218-228, doi:10.1302/26331462.33.BJO-2021-0195.R1.
9. Wang Y, Luo C, Zhu Y, Zhai Q, Zhan Y, Qiu W, Xu Y. Updated three-column concept in surgical treatment for tibial plateau fractures–a prospective cohort study of 287 patients. Injury. 2016. 47(7), 1488-1496, doi:10.1016/j.injury.2016.04.026.
10. Gálvez-Sirvent E, Ibarzábal-Gil A, Rodríguez-Merchán EC. Complications of the surgical treatment of fractures of the tibial plateau: prevalence, causes, and management. EFORT Open Reviews. 2022. 7(8), 554-568, doi:10.1530/EOR-22-0004.
11. Rasmussen PS. Tibial condylar fractures: impairment of knee joint stability as an indication for surgical treatment. JBJS. 1973. 55(7), 1331-1350.