NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG VÀ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ PHẪU THUẬT ĐIỀU TRỊ VIÊM MŨI XOANG CÓ DỊ HÌNH VÁCH NGĂN VÀ CUỐN MŨI TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA THÀNH PHỐ CẦN THƠ VÀ BỆNH VIỆN TAI MŨI HỌNG CẦN THƠ NĂM 2023-2024

Võ Đoàn Đức1,, Nguyễn Thành Văn2
1 Trường Đại học Y Dược Cần Thơ
2 Bệnh viện Đa khoa Thành Phố Cần Thơ

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Viêm mũi xoang mạn tính là bệnh lý này rất đa dạng về hình thái và nguyên nhân, trong đó viêm mũi xoang do bất thường các cấu trúc giải phẫu là thường gặp nhất. Nhiều nghiên cứu gần đây cho thấy rằng, việc chỉ giải quyết bất thường giải phẫu như chỉnh hình vách ngăn, chỉnh hình cuốn mũi là đủ để điều trị vấn đề viêm mũi xoang. Mục tiêu nghiên cứu: Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và đánh giá kết quả phẫu thuật điều trị viêm mũi xoang có dị hình vách ngăn và cuốn mũi. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 62 bệnh nhân được chẩn đoán viêm mũi xoang mạn có dị hình vách ngăn kèm dị hình cuốn mũi và được phẫu thuật chỉnh hình hình vách ngăn và chỉnh hình cuốn mũi tại Bệnh viện Đa Khoa Thành phố Cần Thơ và Bệnh viện Tai Mũi Họng Cần Thơ. Kết quả: Qua nghiên cứu 62 bệnh được phẫu thuật điều trị viêm mũi xoang mạn có dị hình vách ngăn và dị hình cuốn mũi chúng tôi thấy rằng lý do vào viện phổ biến nhất là nghẹt mũi chiếm tỷ lệ 45,2%. Kiểu dị hình vách ngăn có tỷ lệ cao nhất là loại I với 40,3%. Quá phát cuốn dưới là loại dị hình thường đi kèm với dị hình vách ngăn nhất, chiếm tỷ lệ 44,9%. Hầu hết trong lúc phẫu thuật không ghi nhận biến chứng đáng kể, chỉ 1 trường hợp chảy máu nhiều. Sau ra viện 3 tháng có 96,8% bệnh nhân có kết quả phẫu thuật tốt, không có bệnh nhân nào có kết quả phẫu thuật xấu. Kết luận: Hầu hết trong lúc phẫu thuật không ghi nhận biến chứng đáng kể. Sau ra viện 3 tháng có 96,8% bệnh nhân có kết quả phẫu thuật tốt.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Nguyễn Triều Việt, Dương Hữu Nghị. Giáo trình Tai Mũi Họng tập I. Trường Đại học Y Dược Cần Thơ. 2021.
2. Anne M.G., Brian R.M., and Jamie C.W.. Atlas of Anatomy. Thieme. 2020.
3. Soudry E., Mace J., and Smith T.L. Role of inferior turbinate reduction in the quality of life of patients undergoing endoscopic sinus surgery for chronic rhinosinusitis. In International forum of allergy & rhinology. 2019. 9(8), 926-933, doi: 10.1002/alr.22356.
4. Fokkens W.J., Lund V.J., et al. European Position Paper Rhinosinusitis and Nasal Polyps. Rhinology. 2020. 58(1), 1-464, doi: 10.4193/Rhin20.600.
5. Nguyễn Tư Thế. Nghiên cứu dịch tễ và đặc điểm lâm sàng bệnh lý vẹo vách ngăn mũi vào khám và điều trị tại Khoa Tai Mũi Họng Bệnh viện Trung ương Huế. Hội nghị khoa học Bệnh viện Tai Mũi Họng Trung ương. 2004, 61-68.
6. Nguyễn Nguyện. Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, hình ảnh cắt lớp vi tính và kết quả phẫu thuật bệnh nhân có túi hơi cuốn giữa. Trường Đại học Y Dược Huế. 2014.
7. Phạm Trung Kiện, Lê Thanh Thái, Nguyễn Thị Ngọc Khanh. Đánh giá kết quả phẫu thuật chỉnh hình vách ngăn kết hợp cắt túi hơi cuốn giữa. Trường đại học Y Dược Huế. 2016.
8. Nguyễn Vũ Khánh Linh, Dương Hữu Nghị, Nguyễn Triều Việt. Đánh giá kết quả phẫu thuật nội soi điều trị dị hình vách ngăn có quá phát cuốn mũi dưới tại Bệnh viện Trường Đại học Y dược Cần Thơ. Trường Đại học Y dược Cần Thơ. 2019.
9. Kim T.K., Jeong J.Y. Deviated nose: Physiological and pathological changes of the nasal cavity. Arch Plast Surg. 2020. 47(6), 505-515, doi: 10.5999/aps.2020.01781.