NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG VÀ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ PHẪU THUẬT ĐIỀU TRỊ RÒ LUÂN NHĨ CÓ ÁP XE Ở GIAI ĐOẠN ỔN ĐỊNH TẠI BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG THÀNH PHỐ CẦN THƠ
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Đặt vấn đề: Áp xe là một biến chứng phổ biến của rò luân nhĩ ở trẻ em. Tình trạng viêm, áp xe tái diễn nhiều lần, chích rạch điều trị trước phẫu thuật tạo ra đường rò phức tạp hay làm mất dấu đường rò gây ra khó khăn cho phẫu thuật viên. Mục tiêu nghiên cứu: Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và đánh giá kết quả phẫu thuật điều trị rò luân nhĩ có áp xe ở giai đoạn ổn định ở trẻ em. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 48 bệnh nhân được chẩn đoán rò luân nhĩ có áp xe ở giai đoạn ổn định tại Bệnh viện Nhi Đồng Thành phố Cần Thơ. Kết quả: Trong 48 bệnh nhân được nghiên cứu ghi nhận nhóm tuổi phổ biến nhất là từ 6-10 tuổi. Lý do khiến bệnh nhân đến bệnh viện nhiều nhất là áp xe tái phát chiếm 42%. Bệnh điều trị trước khi vào viện với kháng sinh, kháng viêm đơn thuần chiếm tỷ lệ cao hơn nhóm bệnh nhân chích rạch hoặc dẫn lưu, 52,1% so với 47,9%. Biểu mô lát tầng và mô viêm mạn chiếm phần lớn kết quả mô bệnh học, chiếm 95%. Tình trạng nhiễm trùng sau phẫu thuật chỉ chiếm 8,3%. Đánh giá kết quả phẫu thuật sau phẫu thuật 3 tháng thì có đến 93,75% bệnh nhân được đánh giá tốt. Tất cả bệnh nhân sau khi theo dõi 3 tháng đều không tái phát. Kết luận: Kết quả phẫu thuật tốt sau 3 tháng chiếm đến 93,75%. Tất cả bệnh nhân sau khi theo dõi 3 tháng đều không tái phát.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Áp xe rò luân nhĩ, rò luân nhĩ, phẫu thuật
Tài liệu tham khảo
2. Lê Quốc Anh. Đánh giá kết quả điều trị phẫu thuật viêm tấy, áp xe rò luân nhĩ. Trường Đại Học Y Dược Huế. 2017.
3. Zahidul Islam, Abdur Rahman, Sirajul Islam Mahfuz. Congenital Anomalies Presenting as Head-Neck Swellings. Bangladesh Journal of Otorhinolaryngology. 2020. 23(2), 171–179.
4. Đỗ Duy Khánh. Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, mô bệnh học và đánh giá kết quả điều trị phẫu thuật rò luân nhĩ tại bệnh viện Tai Mũi Họng Cần Thơ năm 2019-2021. Trường Đại học Y Dược Cần Thơ. 2021. 106.
5. Nguyễn Tư Thế, Lê Quốc Anh, Nguyễn Thị Ngọc Khanh. Đánh giá kết quả điều trị phẫu thuật viêm tấy, áp xe rò luân nhĩ tại Bệnh viện Trung Ương Huế và Bệnh viện Trường Đại Học Y Dược Huế. Tạp chí Y Dược học -Trường Đại học Y Dược Huế. 2017. 7, 213-218.
6. Yeo S., Jun B., and Park S. The preauricular sinus: factors contributing to recurrence after surgery. Am J Otolaryngol. 2006. 27, 396–400, doi: 10.1016/j.amjoto.2006.03.008.
7. Choo O. S., Kim T., and Jang J. H. The clinical efficacy of early intervention for infected preauricular sinus. International Journal of Pediatric Otorhinolaryngology. 2017. 95, 45-50, doi: 10.1016/j.ijporl.2017.01.037.
8. Nguyễn Thị Ngọc Khanh. Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và kết quả phẫu thuật do bẩm sinh vùng đầu cổ tại Huế. Đại học Y Dược Huế. 2010.
9. Delwar A.H.M, Mazamder J.A., and Rashid M.S. Preauricular Sinus: A Three Years Experience and Appreciation. Scientific Research Journal. 2020. 3(2), 75-81, doi: 10.31364/SCIRJ/v8.i2.2020.P0220745.
10. Mottie L., Hens G., and Meulemans J. Long-term follow-up of the inside-out technique for treatment of preauricular sinuses: observational study. Eur Arch Otorhinolaryngol. 2022. 279, 5831–5837, doi: 10.1007/s00405-022-07486-5.