NGHIÊN CỨU TÌNH HÌNH TĂNG HUYẾT ÁP VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ NGUY CƠ TIM MẠCH CỦA NGƯỜI TỪ 18 TUỔI TRỞ LÊN TẠI THÀNH PHỐ BẾN TRE, TỈNH BẾN TRE NĂM 2021

Nguyễn Thị Kim Yến1,, Phạm Thị Tâm2
1 Trung tâm Y tế thành phố Bến Tre
2 Trường Đại học Y Dược Cần Thơ

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Bệnh tim mạch, tăng huyết áp (THA) là bệnh mạn tính với tần suất mắc bệnh ngày càng tăng. Xác định tỷ lệ THA, yếu tố nguy cơ (YTNC) tim mạch, yếu tố liên quan đến THA để giúp người dân kiểm soát huyết áp hiệu quả, phòng ngừa phát hiện sớm bệnh cũng như cải thiện chất lượng cuộc sống, nâng cao sức khỏe. Mục tiêu nghiên cứu: 1. Xác định tỷ lệ THA và một số yếu tố nguy cơ tim mạch của người từ 18 tuổi trở lên tại thành phố Bến Tre; 2. Tìm hiểu một số yếu tố liên quan đến THA của người từ 18 tuổi trở lên tại thành phố Bến Tre. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 540 đối tượng bằng phương pháp chọn mẫu phân tầng ngẫu nhiên. Kết quả: Tỷ lệ THA là 43,0% (đã phát hiện THA 21,1%, mới phát hiện THA 21,9%), THA được kiểm soát 9,6%. YTNC tim mạch là thừa cân/béo phì (45,9%), đái tháo đường (ĐTĐ) (10%), hút thuốc (19,4%), uống rượu/bia (30,6%). Có mối liên quan giữa THA và nhóm tuổi, học vấn, bệnh ĐTĐ, thừa cân/béo phì, hút thuốc. Kết luận: Tỷ lệ THA chung là 43,0%. YTNC tim mạch là thừa cân/béo phì, bệnh ĐTĐ, hút thuốc, uống rượu/bia. Mối liên quan có ý nghĩa thống kê (p<0,05) giữa THA với nhóm tuổi, học vấn, tiền sử ĐTĐ, thừa cân/béo phì, hút thuốc lá và uống rượu/bia.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Cục Y tế dự phòng (2016), Công bố kết quả điều tra quốc gia yếu tố nguy cơ bệnh không lây nhiễm năm 2015.
2. Trần Quốc Cường, Lê Văn Bào và cộng sự (2020), “Thực trạng tăng huyết áp và một số yếu tố nguy cơ ở người từ 18- 69 tuổi tại quận Thủ Đức, thành phố Hồ Chí Minh năm 2018 – 2019”, Tạp chí Y học thực hành, Tập 30 (6) tr.17-23.
3. Nguyễn Lê Ngọc Giàu (2018), “Nghiên cứu tình hình tăng huyết áp và một số yếu tố liên quan ở người 40-69 tuổi xã Nhơn Ái, huyện Phong Điền, thành phố Cần Thơ năm 2017”, Luận văn tốt nghiệp bác sĩ Y học dự phòng, Trường Đại học Y Dược Cần Thơ.
4. Trần Hoàng Phúc (2018), “Nghiên cứu tình hình tăng huyết áp và một số yếu tố liên quan ở người 40 tuổi trở lên xã Mỹ Khánh, huyện Phong Điền, thành phố Cần Thơ năm 2017”, Luận văn tốt nghiệp bác sĩ Y học dự phòng, Trường Đại học Y Dược Cần Thơ.
5. Phạm Thị Tâm, Châu Liễu Trinh, Trương Trần Nguyên Thảo, Phạm Trung Tín và Lê Trung Hiếu (2018), “Nghiên cứu một số yếu tố nguy cơ bệnh tăng huyết áp ở dân từ 40 - 69 tuổi tại xã Nhơn Ái và Nhơn Nghĩa, huyện Phong Điền, thành phố Cần Thơ năm 2017”, Tạp chí Y Dược học Cần Thơ, số 13-14, tr.139-145.
6. Nguyễn Thị Anh Thư (2017), “Nghiên cứu tình hình thừa cân, béo phì ở người từ 25 tuổi trở lên tại thị xã Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long năm 2016”, Luận văn tốt nghiệp, Trường Đại học Y Dược Cần Thơ.
7. Nguyễn Anh Trí (2018), “Nghiên cứu tình hình tăng huyết áp và các yếu tố liên quan ở người từ 25 tuổi trở lên tại quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ năm 2017”, Luận văn tốt nghiệp bác sĩ Y học dự phòng, Trường Đại học Y Dược Cần Thơ.
8. Trần Thanh Triều (2015), “Nghiên cứu tình hình và kiến thức, thái độ, thực hành phòng chống tăng huyết áp ở người từ 25 tuổi trở lên xã Hiệp Hưng, huyện Phụng Hiệp, Hậu Giang năm 2014”, Luận văn chuyên khoa cấp I, Trường Đại học Y Dược Cần Thơ.
9. Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Bến Tre (2020), Báo cáo kết quả sàng lọc thụ động tăng huyết áp tại tỉnh Bến Tre năm 2020.
10. Phạm Minh Vị (2018), “Nghiên cứu tình hình tăng huyết áp và đánh giá kết qủa giải pháp can thiệp phòng bệnh tăng huyết áp ở người từ 25 tuổi trở lên huyện U Minh, tỉnh Cà Mau năm 20172018”, Luận án chuyên khoa cấp II, Trường Đại học Y Dược Cần Thơ.
11. Stephen S Lim, Theo Vos, Abraham D Flaxman (2012), “A comparative risk assessment of burden disease and injury attributable to 67 risk factors and risk factor clusters in 21regions, 1990-2010: a systematic analysis for the Global Burden of Disease Study 2010”, Lancet 380, (9859).
12. World Health Organization (2013), A global brief on Hypertension, Silent killer, global public health crisis.