NGHIÊN CỨU VỀ THỰC VẬT HỌC, MÃ VẠCH ADN VÀ PHÂN TÍCH SƠ BỘ THÀNH PHẦN HÓA HỌC CỦA CÂY DIẾP CÁ (Houttuynia cordata Thunb. Saururaceae)
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Đặt vấn đề: Cây Diếp cá (rau dấp cá) từ rất lâu đã trở thành một vị thuốc quen thuộc, có tác dụng chữa trĩ, đinh nhọt, sởi, đau mắt đỏ do vi khuẩn mủ xanh, bí tiểu tiện, phụ nữ kinh nguyệt không đều, có thể phối hợp với một số vị thuốc Nam khác chữa sốt xuất huyết. Mục tiêu nghiên cứu: Nghiên cứu về thực vật học, mã vạch ADN, và thành phần hóa học của dược liệu Diếp cá. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Dược liệu Diếp cá được thu hái tại thành phố Cần Thơ, dược liệu được khảo sát thực vật học bằng phương pháp vi học, kiểm tra mã vạch ADN bằng phương pháp điện di trên gel Agarose, khảo sát thành phần hóa học bằng phương pháp chiết xuất dược liệu với ba dung môi có độ phân cực tăng dần, định tính các hợp chất trong dịch chiết bằng các thuốc thử đặc trưng, định tính các hợp chất chính trong dược liệu bằng sắc ký lớp mỏng. Kết quả: Cung cấp bộ hình ảnh về đặc điểm hình thái, cấu tạo vi phẫu và soi bột dược liệu, mã vạch AND và xác định được thành phần hóa học của dược liệu chứa flavonoid, tinh dầu, alkaloid, tannin. Kết luận: Từ kết quả nghiên cứu đã cung cấp dữ liệu về đặc điểm thực vật học và thành phần hóa học cho dược liệu Diếp cá, góp phần quan trọng cho việc lựa chọn sử dụng dược liệu này một cách hợp lý, an toàn và phát triển nghiên cứu thành phần hóa học của Diếp cá theo định hướng tác dụng sinh học.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Diếp cá, thực vật học, phân tích sơ bộ thành phần hóa học
Tài liệu tham khảo
2. Võ Văn Chi. Tự điển thực vật thông dụng-tập 2. Nhà xuất bản Khoa học và kỹ thuật. 2004, 1386-1387.
3. Zhang Y., Li S., Wu X. Pressurized liquid extraction of flavonoid from Houttuynia cordata
Thunb. Separation and Purification Technology. 2008. 58, .305-310, https://doi.org/10.1016/j.seppur.2007.04.010.
4. Nguyen MH, Nguyen LT, Nguyen Le TH, Ngoc Chau TN, Thi Nguyen YN, Ha TD, Tran Nguyen PT, Chu TB, Tran CH, Le MT. Response surface methodology for aqueous two-phase system extraction: An unprecedented approach for the specific flavonoid-rich extraction of Houttuynia cordata Thunb. leaves towards acne treatment. Heliyon. 2024. 10(4), e25245, https://doi.org/10.1016/j.heliyon.2024.e25245.
5. Meng J, Leung KS, Dong XP, Zhou YS, Jiang ZH, Zhao ZZ. Simultaneous quantification of eight bioactive components of Houttuynia cordata and related Saururaceae medicinal plants by on-line high performance liquid chromatography-diode array detector-electrospray mass spectrometry. Fitoterapia. 2009. 80(8), 468-74, https://doi.org/doi: 10.1016/j.fitote.2009.06.013.
6. Xu X, Ye H, Wang W, Yu L, Chen G. Determination of flavonoids in Houttuynia cordata Thunb.
and Saururus chinensis (Lour.) Bail. by capillary electrophoresis with electrochemical detection. Talanta. 2006. 68(3), 759-64. https://doi.org/doi: 10.1016/j.talanta.2005.05.027.
7. Charachit N, Sukhamwang A, Dejkriengkraikul P, Yodkeeree S. Hyperoside and Quercitrin in Houttuynia cordata Extract Attenuate UVB-Induced Human Keratinocyte Cell Damage and Oxidative Stress via Modulation of MAPKs and Akt Signaling Pathway. Antioxidants (Basel).
2022. 11(2), 221. https://doi.org/doi: 10.3390/antiox11020221.
8. Kim IS, Kim JH, Kim JS, Yun CY, Kim DH, Lee JS. The inhibitory effect of Houttuynia cordata extract on stem cell factor-induced HMC-1 cell migration. J Ethnopharmacol. 2007. 112(1), 905. https://doi.org/doi: 10.1016/j.jep.2007.02.010.
9. Kim SK, Ryu SY, No J, Choi SU, Kim YS. Cytotoxic alkaloids from Houttuynia cordata. Arch Pharm Res. 2001. 24(6), 518-21. https://doi.org/doi: 10.1007/BF02975156.
10. Rafiq S, Hao H, Ijaz M, Raza A. Pharmacological Effects of Houttuynia cordata Thunb (H. cordata): A Comprehensive Review. Pharmaceuticals (Basel). 2022. 15(9), 1079. https://doi.org/doi: 10.3390/ph15091079.
11. Wu Z, Deng X, Hu Q, Xiao X, Jiang J, Ma X, Wu M. Houttuynia cordata Thunb: An Ethnopharmacological Review. Front Pharmacol. 2021. 12, 714694. https://doi.org/doi:
10.3389/fphar.2021.714694.
12. Chang JS, Chiang LC, Chen CC, Liu LT, Wang KC, Lin CC. Antileukemic activity of Bidens pilosa L. var. minor (Blume) Sherff and Houttuynia cordata Thunb. Am J Chin Med. 2001. 29(2), 303-12. https://doi.org/doi: 10.1142/S0192415X01000320.
13. Bộ Y Tế. điển Việt Nam IV. nhà xuất bản Y học, Hà Nội. 2009.
14. Phạm Hoàng Hộ. Cây cỏ Việt Nam, tập III. Nhà xuất bản trẻ. 2002. 454-457.
15. Doyle, J.J., Doyle, J.L. Isolation of plant DNA from fresh tissue. Focus, 1990. 12, 13-15.