NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG BỆNH VIÊM MŨI XOANG MẠN TÍNH DO NẤM TRÊN BỆNH NHÂN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TẠI THÀNH PHỐ CẦN THƠ NĂM 2022-2024
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Đặt vấn đề: Viêm mũi xoang mạn tính là một bệnh phổ biến ở hầu hết mọi người, dẫn đến gánh nặng đáng kể cho xã hội về chi phí chăm sóc sức khỏe và giảm năng suất lao động. Có nhiều nguyên nhân gây ra viêm mũi xoang như là vi khuẩn, virus, nấm…Những năm gần đây ở nước ta, viêm mũi xoang do nấm có xu hướng gia tăng cùng với sự đô thị hóa, tình trạng ô nhiễm môi trường, sự nóng lên toàn cầu và đặc biệt trên đối tượng bệnh nhân khiếm khuyết miễn dịch như là ở người bị đái tháo đường. Mục tiêu nghiên cứu: Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng viêm mũi xoang do nấm trên bệnh nhân đái tháo đường tại thành phố Cần Thơ năm 2022-2024. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Sử dụng phương pháp tiến cứu, mô tả, có can thiệp lâm sàng trên 33 bệnh nhân mắc đái tháo đường bị viêm mũi xoang mạn tính do nấm đã được điều trị bằng phẫu thuật nội soi tại Bệnh viện Đa khoa thành phố Cần Thơ từ tháng 6/2022-tháng 3/2024. Kết quả: Độ tuổi trung bình của đối tượng là 51,91±11,25. Triệu chứng cơ năng chính thường gặp là chảy mũi (93,9%), đau nặng mặt (75,8%), với mức độ triệu chứng nặng hơn ở nhóm kiểm soát không tốt đường huyết. Nội soi cho hình ảnh dịch nhầy mủ đục (69,7%). Hình ảnh cắt lớp vi tính (CLVT) mờ xoang hàm một bên chiếm 81,8%. Kết quả soi tươi tìm nấm: Candida (96,9%), Aspergillus (3,1%), Kết luận: Viêm mũi xoang mạn tính do nấm trên bệnh nhân đái tháo đường tại Cần Thơ có triệu chứng lâm sàng chủ yếu là chảy mũi và đau nặng mặt, tác nhân chủ yếu là nhóm Candida.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
viêm mũi xoang mạn tính do nấm, đái tháo đường, candida
Tài liệu tham khảo
2. Nguyễn Phương Vy, Nguyễn Triều Việt, Lâm Chánh Thi. Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng trên bệnh nhân viêm mũi xoang mạn tính do nấm tại thành phố cần thơ năm 2020- 2022.
Tạp chí Y dược học Cần Thơ. 2022. 51, 75-82. https://doi.org/10.58490/ctump.2022i51.312.
3. Lê Đức Đông. Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và đánh giá kết quả điều trị phẫu thuật của viêm mũi xoang do nấm. Luận văn chuyên khoa cấp II. Trường Đại học Y Hà Nội, Hà Nội. 2019. 4. Hoàng Đình Âu, Hoàng Thị Quyên. Đặc điểm lâm sàng, nội soi và cắt lớp vi tính đa dãy của bệnh nhân viêm xoang do nấm tại bệnh viện Đại học Y Hà Nội. Tạp chí nghiên cứu y học. 2023. 171(10), 208-289. https://doi.org/10.52852/tcncyh.v171i10.2053.
5. Mai Quang Hoàn. Khảo sát đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và điều trị viêm mũi xoang do nấm tại bệnh viện Chợ Rẫy từ tháng 7/2017 đến tháng 5/2018. Luận văn Thạc sĩ Y học. Trường Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh, TP. Hồ Chí Minh. 2018.
6. Sandeep Shetty, Shilpa Chandrashekar, Nitish Aggarwal. Study on the Prevalence and Clinical Features of fungal sinusitis in chronic rhinosinusitis. India J Otolaryngol Head Neck Surg. 2019. 72(1), 117 – 122. doi: 10.1007/s12070-019-01769-w.
7. Jiang R.S, Huang W.C, Liang K.L. Characteristics of Sinus Fungus Ball: A Unique Form of Rhinosinusitis. Clin Med Insights EarNose Throat. 2018. 11,1179550618792254. doi: 10.1177/1179550618792254.
8. Hà Phương Thảo, Trần Thị Mai. Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả phẫu thuật nội soi mũi xoang điều trị viêm xoang do nấm. Tạp chí Y Học Việt Nam. 2023. 528(1), 126129. https://doi.org/10.51298/vmj.v528i1.5986.
9. Nguyễn Phương Anh. Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả phẫu thuật của viêm mũi xoang do nấm tại bệnh viện nhân dân Gia Định. Tạp chí Y học Việt Nam. 2023. 528(Đặc biệt), 179-187. https://tapchiyhocvietnam.vn/index.php/vmj/article/view/6203.