NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG VÀ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ CAN THIỆP NỘI MẠCH ĐIỀU TRỊ CHẢY MÁU MŨI TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TRUNG ƯƠNG CẦN THƠ VÀ BỆNH VIỆN ĐA KHOA QUỐC TẾ S.I.S CẦN THƠ NĂM 2022-2024

Lê Ngọc I1,, Lâm Chánh Thi2
1 Trường Đại học Y Dược Cần Thơ
2 Bệnh viện Đa khoa Trung Ương Cần Thơ

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Chảy máu mũi là một trong những cấp cứu thường gặp nhất trong chuyên khoa Tai Mũi Họng, trong đó 6-10% trường hợp cần được can thiệp y khoa. Ngày nay biện pháp can thiệp nội mạch đang được áp dụng rộng rãi để chẩn đoán chính xác vị trí chảy máu, đặc tính mạch máu bị tổn thương, giúp cứu sống bệnh nhân khỏi tình trạng nguy kịch. Mục tiêu nghiên cứu: Mô tả đặc điểm lâm sàng, hình ảnh chụp mạch máu số hóa xóa nền và đánh giá kết quả can thiệp nội mạch điều trị chảy máu mũi. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 30 trường hợp chảy máu mũi được điều trị bằng phương pháp can thiệp nội mạch tại Bệnh viện Đa khoa Trung Ương Cần Thơ và Bệnh viện Đa khoa Quốc Tế S.I.S Cần Thơ từ tháng 6-2022 đến tháng 6-2024. Kết quả: Nam giới chiếm đa số 86,7%, nhóm tuổi 46-60 gặp nhiều nhất (43,3%). Nguyên nhân thường gặp bao gồm tăng huyết áp (50%), chưa rõ nguyên nhân (40%). Các hình thái bất thường về mạch máu trên DSA gồm có tăng sinh mạch máu (80%), vỡ động mạch (33,3%) hay giả phình động mạch (3,3%). Theo dõi tỷ lệ thành công sau 1 tuần là 100%, sau 1 tháng là 96,7%. Kết luận: Chảy máu mũi thường xảy ra ở nam giới, độ tuổi trung niên. Nguyên nhân gây chảy máu mũi thường gặp là tăng huyết áp và chưa rõ nguyên nhân. DSA giúp xác định chính xác vị trí điểm chảy ở nhiều trường hợp, hình thái mạch máu bị tổn thương và cho tỷ lệ thành công cao với 93,3% trường hợp thành công ngay lần đầu tiên làm tắc mạch, 100% bệnh nhân thành công sau 1 tuần và 96,7% sau 1 tháng.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Al-Quahtani A., Haidar Hassan, Larem Aisha. Textbook of Clinical Otolaryngology. Springer. 2021. 347-354.
2. Wojak J. C. Endovascular treatment of Epistaxis. Seminars in Interventional Radiology. 2020. 37(2), 150-156. DOI: 10.1055/s-0040-1709156.
3. Tunkel D. E., Anne S., Payne S. C., Ishman S.L., Rosenfeld R.M., et al. Clinical Practice Guideline: Nosebleed (Epistaxis). Otolaryngol Head Neck Sur. 2020. 162(1), 1-38. DOI: 10.1177/0194599819890327.
4. Nguyễn Trọng Minh, Trần Minh Trường, Võ Tấn. Chẩn đoán và góp phần điều trị chảy máu mũi tái phát nặng bằng kỹ thuật chụp mạch số hóa xóa nền. Đại học Y Dược Thành Phố Hồ Chí Minh. 2009. 14-16.
5. Lê Danh Ngọc, Trần Minh Trường. Khảo sát đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng chảy máu mũi nặng và đánh giá điều trị can thiệp nội mạch tại khoa tai mũi họng bệnh viện chợ rẫy qua 32 trường hợp. Tạp chí Y học TP. Hồ Chí Minh. 2018. 22(1), 129-133.
6. Thân Thế Dũng, Thân Văn Thương. Đặc điểm lâm sàng và kết quả điều trị 109 bệnh nhân chảy máu mũi tại bệnh viện Quân Y 110 từ tháng 01/2021 đến tháng 12/2022. Tạp chí Y Học Quân
sự. 2023. 366(3), DOI: https://doi.org/10.59459/1859-1655/JMM.308.
7. Naamani K. El, Morse C., Ghanem M., Barbera J., Amllay A., et al. Endovascular Embolization for Epistaxis: A single center Experience and Meta-Analysis. Journal of Clinical Medicine. 2023. 12(22), 6958-6995, DOI: 10.3390/jcm12226958.
8. Sorour A., Schwager K., Hofmann E. Endovascular intervention in treatment of refractory epistaxis. Stage open Medicine. 2023. 11(4), DOI: 10.1177/20503121231170478.
9. Nguyễn Quốc Dũng, Trần Phương Nam, Lê Chí Thông, Phan Ngô Huy, Nguyễn Ngọc Hưng. Nghiên cứu một số đặc điểm lâm sàng và xử trí chảy máu mũi tại Khoa Tai Mũi Họng-Bệnh viện Trung ương Huế. Tạp chí Y Dược học. 2015. 24(2), 66-69, DOI: 10.34071/jmp.2014.6.9.
10. Chiriac A., Baldof J., Dobrin N., Poeata I. Embolic materials for cerebral endovascular therapy. Romanian Neurosurgery. 2010. 17(2), 171-181, DOI: https://journals.lapub.co.uk/index.php/roneurosurgery/article/view/457.