ĐẶC ĐIỂM BỆNH SUY TỦY XƯƠNG VÔ CĂN Ở TRẺ EM TẠI BỆNH VIỆN TRUYỀN MÁU HUYẾT HỌC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Trương Thị Minh Khang1, Huỳnh Nghĩa1, Võ Hoài Nhân1, Trịnh Thị Tâm1, Nguyễn Thị Thanh Nhàn1, Hà Thị Thảo Mai1,, Phạm Lê Nhựt Tân1
1 Trường Đại Học Y Dược Cần Thơ

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Suy tủy xương vô căn là một bệnh lý nghiêm trọng ở trẻ em. Mục tiêu nghiên cứu: Khảo sát đặc điểm lâm sàng, sinh học của bệnh suy tủy xương vô căn ở trẻ em. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả loạt ca, hồi cứu trên 49 bệnh nhi mắc suy tuỷ xương vô căn được điều trị với các phác đồ như thuốc ức chế miễn dịch bao gồm kháng thể kháng tế bào tuyến ức (Antithymocyte globuline) và Cyclosporine-A, Cyclosporine-A và Prednisolne, Cyclosporine-A kết hợp thuốc chủ vận thụ thể thrombopoietin, chỉ truyền chế phẩm máu hoặc ghép tế bào gốc tạo máu tại Bệnh viện Truyền máu Huyết học TP. Hồ Chí Minh trong khoảng thời gian từ tháng 01/2017 đến tháng 12/2021. Kết quả: 49 bệnh nhi có độ tuổi trung bình lúc chẩn đoán là 7,98+0,57; trong đó nhóm từ 5 đến 10 tuổi chiếm ưu thế với 44,9%. Thiếu máu và xuất huyết là triệu chứng thường gặp. Bệnh nhi có phân độ suy tủy xương nặng và rất nặng chiến tỷ lệ 77,6%. Trong lựa chọn phác đồ điều trị, phương pháp phối hợp Antithymocyte globuline và Cyclosporine-A chiếm ưu thế với 60%, tiếp đến là ghép tế bào gốc 24%, phương pháp điều trị hỗ trợ chiếm 8%, điều trị Cyclosporine-A phối hợp prednisolone và Cyclosporine-A phối thuốc chủ vận thụ thể Thrombopoietin đều chiếm tỷ lệ thấp nhất với 4%. Bên cạnh đó, chúng tôi còn ghi nhận được trước khi lựa chọn phác đồ điều trị có 100% bệnh nhân được truyền chế phẩm máu; 63,3% sử dụng kháng sinh, kháng nấm và kháng virus; 6,1% bệnh nhi dùng Cyclosporine-A và 4,1% sử dụng corticoid. Kết luận: Mặc dù đã có nhiều phác đồ điều trị, nhưng việc hiểu rõ các đặc điểm của bệnh cũng giúp ích rất nhiều trong phân nhóm bệnh, định hướng điều trị phù hợp nhất theo từng cá thể và tiên lượng bệnh.  

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. George.B.S, Marshall A.L, Aplastic Anemia, William Hematology, 9thE, 2015. 513 – 538.
2. Bacigalupo A, How treat acquired aplastic anemia. Blood 2017. 129(11), 1428-1436, doi:
10.1182/blood-2016-08-693481.
3. Samarasinghe S., Veys P., Vora A, Paediatric amendment to adult BSH Guidelines for aplastic anaemia. British Journal of Haematology. 2018. 180(2), 201-205, doi: 10.1111/bjh.15066.
4. Bệnh viện Truyền Máu Huyết Học TP Hồ Chí Minh. Phác đồ điều trị suy tủy. Phác đồ điều trị tập 1, 2019, 51-57.
5. Bộ Y tế, Suy tủy xương, Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị một số bệnh lý Huyết Học, 2022, 32 - 39.
6. Scheinberg P, Nunez O, Young NS, Retreatment with rabbit antithymocyte globulin and ciclosporin for patients with relapsed or refractory severe aplastic anaemia. British Journal of Haematology. 2006. 133(6), 622-627, DOI: 10.1111/j.1365-2141.2006.06098.x.
7. Trần Ngọc Kim Anh, Huỳnh Nghĩa. Đánh giá hiệu quả điều trị bệnh suy tủy xương với ức chế miễn dịch Antithymocyte và Cyclosporin A ở trẻ em trong 5 năm. Tạp chí Y học Việt Nam. 2014. 423, 591-598.
8. Nguyễn Thị Hương Mai, Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ, lâm sàng, huyết học, điều trị suy tủy toàn bộ ở trẻ em bằng antithymocyte globulin và cyclosporine A. Luận án tiến sĩ y học chuyên ngành huyết học Trường Đại học Y Hà Nội. 2021. 176.
9. Hoàng Dương Huy, Bước đầu đánh giá kết quả sớm ghép tế bào gốc đồng loài trong điều trị bệnh nhi suy tủy xương, Luận văn thạc sĩ y học chuyên ngành Huyết học Truyền Máu. 2018. Trường Đại học Y Hà Nội.
10. Huỳnh Thiện Ngôn, Huỳnh Văn Mẫn, Đánh giá kết quả điều trị ghép tế bào gốc đồng loài trên người bệnh suy tủy xương tại BV Truyền Máu Huyết Học. Tạp chí Y học Việt Nam. 2022. 520.