NGHIÊN CỨU VỀ ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG VÀ NGƯỠNG TROPONIN T SIÊU NHẠY TRONG CHẨN ĐOÁN NHỒI MÁU CƠ TIM Ở BỆNH NHÂN BỆNH THẬN MẠN
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Đặt vấn đề: Bệnh thận mạn là yếu tố liên quan độc lập đến tăng tỉ lệ mắc bệnh- tử vong do hội chứng vành cấp. Xác định chẩn đoán nhồi máu cơ tim ở bệnh nhân bệnh thận mạn là một thách thức khi chất chỉ điểm như Hs-TnT lại bị nhiễu khi chức năng thận suy giảm vì tăng tỉ lệ dương tính giả. Mục tiêu nghiên cứu: 1) Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của nhồi máu cơ tim ở bệnh nhân bệnh thận mạn; 2) Xác định ngưỡng chẩn đoán nhồi máu cơ tim của Hs-TnT ở bệnh nhân bệnh thận mạn. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang trên 60 bệnh nhân bệnh thận mạn đã giảm độ lọc cầu thận chia làm 2 nhóm có và không có nhồi máu cơ tim tại Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ và Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Cần Thơ từ 2022-2024. Kết quả: Thể nhồi máu cơ tim không ST chênh lên chiếm tỷ lệ cao hơn, đau ngực chiếm 66,7%, Hs-TnT trung bình 0,763 ng/ml, eGFR trung bình 35,249 ml/min/1,73m2, có 22/30 bệnh nhân được chụp mạch vành với tổn thương 2-3 nhánh đều chiếm 26,7%. Ngưỡng cắt mới của Hs-TnT để chẩn đoán nhồi máu cơ tim ở bệnh nhân bệnh thận mạn là 0,162 ng/ml chung cả 3 giai đoạn. Kết luận: Nhồi máu cơ tim trên nền bệnh thận mạn xuất hiện hầu hết ở người cao tuổi với mức LDL-c chưa được kiểm soát tốt trước khi xảy ra biến cố, đau ngực vẫn là than phiền hàng đầu, đa số là tổn thương mạch vành lan tỏa. Ngưỡng cắt mới của Hs-TnT trong chẩn đoán nhồi máu cơ tim ở bệnh nhân bệnh thận mạn có khác biệt và cao hơn ngưỡng bách phân vị thứ 99th ở dân số chung.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Từ khóa: bệnh thận mạn, nhồi máu cơ tim, troponin T siêu nhạy.
Tài liệu tham khảo
2. Centers for Disease Control and Prevention. Chronic kidney disease in the United States. 2021. https://nccd.cdc.gov/CKD/Documents/Chronic-Kidney-Disease-in-the-US-2021-h.pdf.
3. Unger T, Borghi C, Charchar F, Khan NA, Poulter NR, et al. 2020 International Society of Hypertension Global Hypertension Practice Guidelines. Hypertension. 2020. 75(6), 1334-1357, doi: 10.1161/HYPERTENSIONAHA.120.15026.
4. Bộ Y Tế Việt Nam. Thực hành chẩn đoán và điều trị bệnh động mạch vành. 2020.
http://soytetuyenquang.gov.vn/van-ban-phap-quy/bo-y-te/quyet-dinh-so-5332-qd-byt-ve-viecban-hanh-tai-lieu-chuyen-m.html.
5. Ferrara LA, Staiano L, Di Fronzo V, Ferrara F, Sforza A, et al. Type of myocardial infarction presentation in patients with chronic kidney disease. Nutrition, Metabolism and Cardiovascular Diseases. 2015. 25(2), 148-152, doi: 10.1016/j.numecd.2014.11.002.
6. Twerenbold R, Wildi K, Jaeger C, Gimenez MR, Reiter M, et al. Optimal Cutoff Levels of More Sensitive Cardiac Troponin Assays for the Early Diagnosis of Myocardial Infarction in Patients with Renal Dysfunction. Circulation. 2015. 131(23), 2041-2050, doi: 10.1161/CIRCULATIONAHA.114.014245.
7. Hong LY, Jing L, Han L, Xiao XZ, Xi T, et al. Improving the diagnostic accuracy of acute myocardial infarction with the use of high-sensitive cardiac troponin T in different chronic kidney disease stages. Scientific Reports. 2017. 7(1), 41350, doi: 10.1038/srep41350.
8. Sosnov J, Lessard D, Goldberg RJ, Yarzebski J, Gore JM. Differential symptoms of acute myocardial infarction in patients with kidney disease: a community-wide perspective. American Journal of Kidney Diseases. 2006. 47(3), 378-384, doi: 10.1053/j.ajkd.2005.11.017.
9. Mach F, Baigent C, Catapano AL, Koskinas KC, Casula M, et al. 2019 ESC/EAS Guidelines for the management of dyslipidaemias: lipid modification to reduce cardiovascular risk. European Heart Journal. 2020. 41(1), 111–188, doi: 10.1093/eurheartj/ehz455.
10. Collet JP, Thiele H, Barbato E, Barthélémy O, Bauersachs J, et al. 2020 ESC Guidelines for the management of acute coronary syndromes in patients presenting without persistent ST-segment elevation. European Heart Journal. 2021. 42(14), 1289–1367, doi: 10.1093/eurheartj/ehaa575.