KẾT QUẢ KIỂM SOÁT HEN PHẾ QUẢN VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN KIỂM SOÁT HEN PHẾ QUẢN KHÔNG HOÀN TOÀN

Nguyễn Ngọc Hân1,, Nguyễn Thị Hồng Trân1, Đỗ Thị Thanh Trà2
1 Trường Đại học Y Dược Cần Thơ
2 Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Cần Thơ

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Hen phế quản là một bệnh hô hấp mạn tính thường gặp ở mọi lứa tuổi, ảnh hưởng từ 1-18% dân số tùy theo mỗi quốc gia, là một vấn đề sức khỏe trên toàn thế giới. Tại Việt Nam, ghi nhận tỷ lệ mắc hen phế quản trung bình khoảng 3,9% dân số, tương đương với khoảng 4 triệu người mắc và lấy đi sinh mạng của 3000-4000 người/năm. Mục tiêu nghiên cứu: (1) Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của bệnh nhân hen phế quản. (2) Đánh giá kết quả kiểm soát hen phế quản sau 3 tháng và một số yếu tố liên quan đến kiểm soát hen phế quản không hoàn toàn. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang được thực hiện trên 40 bệnh nhân hen phế quản đang được điều trị tại Đơn vị Hô hấp, Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Cần Thơ. Kết quả: Trong 40 bệnh nhân tham gia nghiên cứu có 22 (55%) bệnh nhân nam và 18 (45%) bệnh nhân nữ, có độ tuổi trung bình 53,03 ± 15,611.  Tỷ lệ triệu chứng ho (72,5%), khò khè (70%), khó thở (65%) và nặng ngực (17,5%). Chỉ số hô hấp ký FVC% (86,10 ± 13,50), FEV1 % (74,43 ± 15,78) và FEV1/FVC (0,685 ± 0,0796). Tỷ lệ kiểm soát hoàn toàn là 72,5%, kiểm soát một phần là 25% và không kiểm soát là 2,5%. Giới tính và cách sử dụng thuốc hít là các yếu tố liên quan đến kiểm soát hen phế quản không hoàn toàn. Kết luận: Kiểm soát hen phế quản là một quá trình cần sự phối hợp giữa thầy thuốc và bệnh nhân. Đánh giá triệu chứng, các vấn đề trong điều trị, sự tuân thủ trong sử dụng thuốc hít góp phần ngăn ngừa triệu chứng, nâng cao chất lượng cuộc sống và cải thiện kết cục không mong muốn trong tương lai.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Global Initiative for Asthma (GINA), 2022 GINA Main Report. 2022. https://ginasthma.org/gina-reports/.
2. Hoài Thương & Thủy Tiên. Ngày Hen Thế Giới 2021: Những quan niệm sai lầm về bệnh hen. 2021. https://www.hcdc.gov.vn/category/van-de-suc-khoe/ngay-hen-the-gioi-2021-nhungquan-niem-sai-lam-ve-benh-hen-1aebd209911a1b8651983bb74661a68e.html .
3. Nguyễn Thị Xuân Liễu, Võ Thị Rĩ, Phạm Quốc Dũng, Phạm Anh Tuấn, Hồ Thị Thanh Huyền và cộng sự. Đánh giá mức độ tiêu thụ thuốc điều trị hen phế quản nội trú: nghiên cứu tại bệnh viện tuyến quận thành phố hồ chí minh. Tạp Chí Khoa học Trường Đại học Quốc tế Hàng Bàng. 2023. 24(7), 9-16, doi: 10.59294/HIUJS.24.2023.
4. Nguyễn Thu Hằng, Vũ Thị Thủy. Khảo sát đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và sử dụng thuốc trên bệnh nhân hen phế quản điều trị ngoại trú. Tạp Chí Y học Việt Nam. 2023. 520(2), 65-69, doi: 10.51298/vmj.v520i.4137.
5. Nguyễn Ngọc Điệp. Kết quả kiểm soát hen phế quản tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Ninh năm 2014. Trường Đại học Y Dược Huế. 2014. 40.
6. Nguyễn Thu Hằng, Vũ Thị Thủy. Khảo sát tình hình sử dụng thuốc và sự thay đổi chức năng hô hấp trên bệnh nhân hen phế quản điều trị ngoại trú. Tạp Chí Y học Việt Nam. 2023. 520(2), 284287, doi: 10.51298/vmj.v520i.4189.
7. Nguyen Van Tho, Vu Tran Thiên Quan, Do Van Dung, Nguyen Hoang Phu, Anh Tuan Dinh xuan et al. Gina implementation improves asthma symptoms control and lung function: a five-year real-world follow-up study. Journal of personalized medicine. 2023. 13(5), 809, doi: 10.3390/jpm13050809.