NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG CỦA BỆNH NHÂN BỆNH VẢY NẾN TẠI BỆNH VIỆN DA LIỄU CẦN THƠ NĂM 2022-2024

Cao Thảo Hiền1,, Huỳnh Văn Sang1
1 Trường Đại học Y Dược Cần Thơ

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Vảy nến là một bệnh da khá phổ biến gặp ở mọi lứa tuổi, chiếm 2% dân số thế giới. Trong đó vảy nến thông thường là dạng phổ biến nhất. Bệnh vảy nến không những gây ảnh hưởng đến thẩm mỹ mà còn ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống bệnh nhân. Mục tiêu nghiên cứu: Mô tả đặc điểm lâm sàng và đánh giá chất lượng cuộc sống bệnh nhân vảy nến điều trị tại Bệnh viện Da liễu Cần Thơ. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 86 bệnh nhân vảy nến đến khám và điều trị tại Bệnh viện Da liễu Cần Thơ từ 6/2022 đến tháng 3/2024. Kết quả: Độ tuổi trung bình của đối tượng nghiên cứu là 49,15 ± 15,45 tuổi. Triệu chứng chủ yếu ghi nhận là ngứa (90,7%). Thương tổn vảy nến phân bố vùng đầu chiếm 82,6%, thân mình 75,6%, chi trên 74,4%, chi dưới 60,5%. PASI trung bình 11,64 ± 2,71. Điểm chất lượng cuộc sống trung bình (DLQI) là 12,95 ± 4,05. Điểm chất lượng cuộc sống thay đổi phụ thuộc vào nhóm tuổi, giới tính (p<0,001), độ tuổi khởi phát (p=0,001) và mức độ nặng của bệnh (p<0,001). Kết luận: Thương tổn vảy nến có thể phân bố bất cứ vị trí nào trên cơ thể. Triệu chứng thường gặp nhất là ngứa. Bệnh vảy nến ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của bệnh nhân.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Gao J., Shen X., et al. Cognitive Process of Psoriasis and Its Comorbidities: From Epidemiology to Genetics. Front Genet. 2021. 12(735124), 1-14.
2. Bộ môn da liễu – Đại học Y Hà Nội. Bệnh học da liễu. Nhà xuất bản y học. 2017. 103–113. 3. Trần Nguyên Ánh Tú, Nguyễn Trọng Hào.Yếu tố liên quan và đặc điểm lâm sàng của bệnh nhân vảy nến thông thường đến khám tại Bệnh viện Da liễu Thành phố Hồ Chí Minh”, Tạp chí Y dược lâm sàng 108, 2020, 15(5).
4. Nguyễn Thị Thảo My, Huỳnh Văn Bá. Kết quả điều trị tại chỗ bệnh vảy nến mảng bằng E-PSORA (pha, jojoba oil, vitamin e) tại Bệnh viện Da Liễu Thành phố Cần Thơ và Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Cần Thơ năm 2019-2021. Tạp chí Y Dược học Cần Thơ. 2021. 42, 8-13.
5. Nguyễn Tất Thắng. Bệnh vảy nến, so sánh các phương pháp điều trị cũ và mới. Luận văn Tiến sĩ Y khoa. Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh. 2003. 133.
6. Nguyễn Thị Lệ Quyên, Huỳnh Văn Bá. Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và các yếu tố liên quan đến chất lượng cuộc sống ở bệnh nhân vảy nến tại bệnh viện Da liễu Cần Thơ năm 2017-2019. Tạp chí Y Dược học Cần Thơ. 2019.
7. Từ Mậu Xương. Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, một số yếu tố liên quan và kết quả điều trị bệnh vảy nến thông thường bằng thuốc bôi acid salicylic tại Bệnh viện Da liễu Cần Thơ năm 2018-2020. Luận văn Bác sĩ nội trú. Trường Đại học Y dược Cần Thơ, Cần Thơ. 2020.
8. Park SY, Kim K.H. What Factors Influence on Dermatology-Related Life Quality of Psoriasis Patients in South Korea?. Int J Environ Res Public Health. 2021. 18(7), 3624.
9. Nguyễn Minh Đấu, Huỳnh Văn Bá. Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, chất lượng cuộc sống của bệnh nhân vảy nến mảng tại bệnh viện Da liễu thành phố Cần Thơ và Viện nghiên cứu da thẩm mỹ quốc tế FOB năm 2022-2023. 2023. 61. 163-168.
10. Trương Thị Mộng Thường, Lê Ngọc Diệp. Chất lượng cuộc sống của bệnh nhân vảy nến đến điều trị tại Bệnh viện Da liễu Thành phố Hồ Chí Minh từ 01/09/2010 đến 30/04/2011. Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh. 16(1). 47-51.