NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, MỨC ĐỘ LO ÂU VÀ TỶ LỆ NHIỄM NẤM DERMATOPHYTES TRÊN BỆNH NHÂN VIÊM DA LỆ THUỘC CORTICOSTEROID Ở MẶT NĂM 2022-2024
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Đặt vấn đề: Viêm da do lệ thuộc corticosteroid ở mặt (FCAD) là một bệnh lý da liễu nặng. Tình trạng này làm cho hàng rào bảo vệ da của bệnh nhân (BN) bị tổn thương, kết hợp với khí hậu nóng ẩm ở miền Nam Việt Nam đã tạo điều kiện thuận lợi cho nấm Dermatophytes phát triển. Việc điều trị tiêu tốn nhiều thời gian, tâm sức vì thế đôi khi làm cho BN trở nên lo âu, ảnh hưởng đến sức khỏe tâm thần. Mục tiêu nghiên cứu: Mô tả tỷ lệ rối loạn lo âu, tỷ lệ nhiễm nấm Dermatophytes và một số yếu tố liên quan ở BN FCAD. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 124 bệnh nhân được chẩn đoán viêm da lệ thuộc corticosteroid ở mặt tại Bệnh viện Da liễu thành phố Cần Thơ và Viện nghiên cứu da thẩm mỹ FOB năm 2022-2024. Kết quả: Có 23/124 (18,5%) bệnh nhân FCAD nhiễm nấm Dermatophytes. Tỷ lệ nhiễm nấm Dermatophytes ở nhóm sẩn, mụn mủ gấp đôi nhóm hồng ban, phù nề (27,1% và 13,2%) và chiếm ưu thế hơn ở nhóm bệnh nhân FCAD có phân độ vừa (37,5%), tiếp đến là phân độ nhẹ (6,9%) và cuối cùng là nặng (0%). Tỷ lệ lo âu ở bệnh nhân FCAD là 35,5%, trong đó nhóm có phân độ nặng có tỷ lệ lo âu cao nhất (50%), tiếp theo là nhóm vừa (41,7%), cuối cùng là nhóm nhẹ (33,3%). Tỷ lệ lo âu ở nhóm bệnh nhân nhiễm nấm Dermatophytes cao gấp đôi tỷ lệ lo âu ở nhóm không nhiễm nấm (60,9% và 31,7%). Kết luận: Tỷ lệ nhiễm nấm Dermatophytes ở những bệnh nhân FCAD là 18,5%. Bệnh nhân FCAD mức độ vừa với phân nhóm lâm sàng sẩn, mụn mủ có tỷ lệ nhiễm nấm cao hơn các nhóm khác. Tỷ lệ lo âu ở những bệnh nhân FCAD là 35,5% và tăng theo mức độ nặng của bệnh.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Viêm da lệ thuộc corticosteroid ở mặt, nhiễm nấm Dermatophytes, lo âu
Tài liệu tham khảo
2. Zigmond A S, Snaith R P. The hospital anxiety and depression scale. Acta Psychiatr Scand. 1983. 67 (6), 361-370, doi: 10.1111/j.1600-0447.1983.tb09716.x.
3. Lukaviciute L, Ganceviciene R, Navickas P, Navickas A, et al. Anxiety, Depression, and Suicidal Ideation amongst Patients with Facial Dermatoses (Acne, Rosacea, Perioral Dermatitis, and Folliculitis) in Lithuania. Dermatology. 2020. 236 (4), 314-322, doi: 10.1159/000506627.
4. Van T C, Truc Q N, Trong H N, Van B P, et al. Anxiety and Depression According to the Hospital Aanxiety Depression Scale in Patients with Acne Vulgaris at the Ho Chi Minh City Hospital of Dermato-Venerelogy, Vietnam. Systematic Reviews in Pharmacy. 2020. 11 (2), doi:
10.5530/srp.2020.2.03.
5. Sun C, Ren Y, Zhang W. Association between skin disease and anxiety: a logistic analysis and prediction. Ann Transl Med. 2023. 11 (2), 115, doi: 10.21037/atm-22-6511.
6. Rathi S. Abuse of topical steroid as cosmetic cream: A social background of steroid dermatitis. Indian Journal of Dermatology. 2006. 51. doi: 10.4103/0019-5154.26949.
7. Lim V Z, Ho R C, Tee S I, Ho M S, et al. Anxiety and depression in patients with atopic dermatitis in a Southeast Asian tertiary dermatological centre. Ann Acad Med Singapore. 2016. 45 (10), 451-455, doi: 10.47102/annals-acadmedsg.v45n10p451.
8. Jee, Gopal S. Social Anxiety and Irrational Thought Patterns in Patients with Dermatological Problems. Indian Journal Of Clinical Psychology. 2018. 45 (1), 64-769, doi: 10.4103/00195154.105286.
9. Varshney I, Amin S S, Adil M, Mohtashim M, et al. Topical Corticosteroid Abuse–Risk Factors and Consequences. 2019. 2 (03).
10. Maheshwari V, Chaturvedi R, Meshram S, Bhalsinge R J B, et al. Evaluation of Adverse Drug Reactions caused by Topical Steroids in Patients Presenting in Dermatology Department of Teaching Institute of Tertiary Health Care Centre of Central India. 2021. 14 (2), 955-959, doi: https://dx.doi.org/10.13005/bpj/2196.