TÌNH HÌNH NHIỄM KHUẨN VẾT MỔ VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN TẠI BỆNH VIỆN TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC HUẾ NĂM 2023

Trần Đình Bình1,, Ngô Thị Thanh Hằng1, Đoàn Linh Quỳnh1, Nguyễn Thị Hoài Thương1, Lô Minh Tiến1, Trần Văn Việt1
1 Trường Đại học Y Dược Huế

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Nghiên cứu tình hình nhiễm khuẩn vết mổ và các yếu tố liên quan tại các khoa ngoại, Bệnh viện Trường Đại học Y - Dược Huế năm 2023. Mục tiêu nghiên cứu: Nghiên cứu nhằm khảo sát tình hình nhiễm khuẩn vết mổ và các yếu tố liên quan đến nguy cơ nhiễm khuẩn vết mổ. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang hồ sơ bệnh án của 475 bệnh nhân từ 18 tuổi trở lên đã được phẫu thuật đang điều trị hậu phẫu 48 giờ sau phẫu thuật ở các khoa Ngoại Bệnh viện Trường Đại học Y - Dược Huế từ tháng 1 năm 2023 đến tháng 12 năm 2023. Kết quả: Tỷ lệ nhiễm khuẩn vết mổ chung là 1,5%, các trường hợp nhiễm khuẩn vết mổ nhiều nhất ở khoa Ngoại Tiêu hóa (71,4%), tiếp theo là Ngoại Chấn thương chỉnh hình - Lồng ngực (28,6%), còn khoa Ngoại Tiết niệu - Thần kinh không có bệnh nhân nhiễm khuẩn vết mổ. Đa số các phẫu thuật tại Bệnh viện Trường Đại học Y - Dược Huế năm 2023 thuộc loại sạch và sạch - nhiễm. Tỉ lệ nhiễm khuẩn vết mổ thấp với loại phẫu thuật sạch (1,5%) và sạch nhiễm (1%). Tỷ lệ nhiễm khuẩn vết mổ tăng đối với loại phẫu thuật nhiễm (7,7%). Tình trạng bệnh nhân có nhiễm khuẩn trước mổ là làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn vết mổ. Kết luận: Tỷ lệ nhiễm khuẩn vết mổ chung là 1,5%, yếu tố được ghi nhận có liên quan đến nhiễm khuẩn vết mổ được xác định là bệnh nhân có nhiễm khuẩn trước mổ.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Organization World Health. Global guidelines for the prevention of surgical site infection, World Health Organization. 2016.
2. Bộ Y tế. Hướng dẫn phòng ngừa nhiễm khuẩn vết mổ, Ban hành kèm theo Quyết định số: 3 71/QĐ-BYT ngày 27 tháng năm 2012 của Bộ Y tế, Bộ Y tế, Hà Nội. 2012.
3. Trần Đình Bình, Trần Đình Tân. Tình hình nhiễm khuẩn bệnh viện ở các khoa có phẫu thuật tại Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Huế năm 2015. Tạp chí Y Dược học. 2016. No.5(6), 39-43. DOI: 10.34071/jmp.2016.5.6.
4. Bộ Y tế. Hướng dẫn giám sát nhiễm khuẩn vết mổ, Ban hành kèm theo Quyết định số: 152/QĐBYT ngày 24 tháng 3 năm 2023 của Bộ Y tế, Bộ Y tế, Hà Nội. 2023.
5. Ahmed Morad Asaad và Samir Ahmad Badr. Surgical Site Infections in Developing Countries: Current Burden and Future Challenges. Clinical Microbiology: Open Access. 2016. Vol 05, Issue 06. DOI: 10.4172/2327-5073.1000e136. 6. Anderson D. J., Surgical site infections. Infect Dis Clin North Am. 2011. 25(1), 135-153. DOI: 10.1016/j.idc.2010.11.004.
7. Đặng Như Phồn, Thân Thị Diệu, Trương Thị Thu Nhung, Nguyễn Thị Mai Hòa, Đặng Nhật Tân. Một số đặc điểm nhiễm khuẩn vết mổ tại trung tâm chấn thương chỉnh hình, Bệnh viện Trung ương Huế. Tạp Chí Y học Lâm Sàng. 2020. Số 60, 6166. DOI: 10.38103/jcmhch.2020.60.9.
8. Nông Văn Hoành. Khảo sát tình hình sử dụng kháng sinh khoa ngoại tổng hợp bệnh viện Đa Khoa Nà Trì - tỉnh Hà Giang, Luận văn Dược sĩ chuyên khoa cấp I, Trường Đại học Dược Hà Nội. 2017.
9. Nguyễn Văn Hoàn. Thực trạng nhiễm khuẩn vết mổ và quản lý các yếu tố nguy cơ trong phẫu thuật tại Bệnh viện Quân Y 110 năm 2019, Luận văn thạc sĩ quản lý bệnh viện, Trường Đại học Thăng Long. 2020.
10. Phạm Thị Lan, Trịnh Thị Thoa, Nguyễn Vũ Hoàng Yến và cộng sự. Nhiễm khuẩn vết mổ và các yếu tố liên quan tại Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM. Tạp Chí Y học Việt Nam. 2023. 524(2), 349-354. https://doi.org/10.51298/vmj.v524i2.4892