PHẪU THUẬT NỘI SOI ĐIỀU TRỊ THOÁT VỊ BẸN GIÁN TIẾP Ở TRẺ EM BẰNG KIM KHÂU XUYÊN QUA DA
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Đặt vấn đề: Nguyên tắc điều trị thoát vị bẹn gián tiếp ở trẻ em là cột ống phúc tinh mạc. Với sự ra đời của phẫu thuật nội soi, xu hướng bắt đầu chuyển sang áp dụng các kỹ thuật nội soi điều trị thoát vị ở trẻ em. Phẫu thuật nội soi khâu lỗ bẹn sâu hoàn toàn ngoài phúc mạc bằng kim qua da là một thủ thuật xâm lấn tối thiểu, tránh tổn thương thừng tinh và bó mạch tinh hoàn dưới sự kiểm soát của nội soi. Mục tiêu nghiên cứu: 1) Khảo sát đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng thoát vị bẹn ở trẻ em; 2) Đánh giá kết quả phẫu thuật nội soi điều trị thoát vị bẹn ở trẻ em bằng kim xuyên qua da. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang có phân tích trên 101 trẻ em tại Bệnh viện Sản Nhi Hậu Giang từ 2020 - 2022. Kết quả: Trong 101 bệnh nhân thoát vị bẹn gián tiếp, có 89 (88,1%) nam và 12 (11,9%) nữ. Độ tuổi dao động từ 2 tuổi đến 15 tuổi. Có 86 (85,1%) trường hợp vào viện vì khối phồng vùng bẹn. Thăm khám sờ chạm khối thoát vị ở 77 (76,2%) trường hợp. Thời gian mổ trung bình là 5,8 phút đối với trường hợp một bên và hai bên là 9,3 phút. Tất cả các trường hợp đều không ghi nhận tai biến trong mổ. Có 27,3% (13/101) các trường hợp phát hiện thoát vị đối bên. Trong thời gian theo dõi, ghi nhận có 1 trường hợp tái phát (1%). Không có biến chứng tại vết mổ hoặc thoát vị rốn. Không ghi nhận teo tinh hoàn. Kết luận: Phẫu thuật thoát vị bẹn bằng kim xuyên qua da nên được áp dụng một cách thường quy với kết quả tương đương hoặc tốt hơn so với mổ mở. Các ưu điểm của kỹ thuật bao gồm: kỹ thuật đơn giản, thời gian mổ ngắn, kiểm tra được lỗ bẹn sâu hai bên, các vết mổ hầu như rất nhỏ.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
ống phúc tinh mạc, thoát vị bẹn gián tiếp, kim khâu xuyên qua da
Tài liệu tham khảo
2. Endo M., Watanabe T., Nakano M., Yoshida F., Ukiyama E. Laparoscopic completely extraperitoneal repair of inguinal hernia in children: a single-institute experience with 1,257 repairs compared with cut-down herniorrhaphy. Surg Endosc, 2009, 23(8), 1706-1712.
https://doi.org/10.1007/s00464-008-0300-7.
3. Miller R., Clarke S. Inguinal Hernias in Babies and Children. Springer International Publishing. 2018. 315-333. https://doi.org/10.1007/978-3-319-63251-3_21.
4. Thomas D. T., Göcmen K. B., Tulgar S., Boga I. Percutaneous internal ring suturing is a safe and effective method for the minimal invasive treatment of pediatric inguinal hernia: Experience with 250 cases. J Pediatr Surg, 2016, 51(8), 1330-1335. https://doi.org/10.1016/j.jpedsurg.2015.11.024
5. Nguyễn Việt Hoa, Phạm Quang Hùng, Vũ Hồng Tuân. Đánh giá kết quả phẫu thuật nội soi thoát vị bẹn ở trẻ em có sử dụng kim xuyên qua da tự chế. Tạp chí Y học Việt Nam, 2022, 510(1), 245-249. https://doi.org/10.51298/vmj.v510i1.1942.
6. McClain L., Streck C., Lesher A., Cina R., Hebra A. Laparoscopic needle-assisted inguinal hernia repair in 495 children. Surg Endosc, 2015, 29(4), 781-786. https://doi.org/10.1007/s00464-014-3739-8.
7. Saha M. Laparoscopic Extracorporeal Ligation of the Internal Inguinal Ring by a Spinal Needle: a Simple Method of Hernia Repair in Children. Indian J Surg, 2016, 78(2), 85-89. https://doi.org/10.1007/s12262-015-1321-9.
8. Lim J. M., Chang H. K., Park S. J. Laparoscopic Pediatric Inguinal Hernia Repair; Intracorporeal Purse-String Suture Using Needlescopic 2-mm Instruments. J Minim Invasive Surg, 2020, 23(1), 30-35. https://doi.org/10.7602/jmis.2020.23.1.30.
9. Kulaylat Afif N., Martin Kathryn Lynn. Pediatric Inguinal Hernia. Springer International Publishing. 2019. 517-520. https://doi.org/10.1007/978-3-319-98497-1_127.
10. Kara Y. A., Yağız B., Balcı Ö, Karaman A., Özgüner İ F. et al. Comparison of Open Repair and Laparoscopic Percutaneous Internal Ring Suturing Method in Repairing Inguinal Hernia in Children. Cureus, 2021, 13(4), 14253-14262. https://doi.org/10.7759/cureus.14262.